Lập Kế Hoạch Marketing
Khách hàng luôn mong muốn giá trị cao nhất mà họ có thể đạt được khi so sánh với số tiền mà họ bỏ ra. Nếu giá trị cung cấp cao hơn mức độ mong muốn sẽ có thể dễ dàng chạm tới sự thỏa mãn của khách hàng.
Quá Trình Lập Kế Hoạch Marketing: Hướng Dẫn Từng Bước
Lập kế hoạch marketing là một sự lãng phí về thời gian cũng như công sức.
Nó không thực tế so với quá trình triển khai kế hoạch và kết quả cuối.
Vâng, nhiều người cho là vậy!
Rất ít công ty sử dụng quy trình lập kế hoạch marketing toàn diện, mặc dù có nhiều thông tin nói về lợi ích thu được.
Thay vì mất thời gian cho quá trình lập kế hoạch marketing, họ tin rằng nên tập trung xử lý các vấn đề xảy ra hằng ngày để gia tăng doanh số là tốt hơn.
Điều họ tin là đúng? Điều gì đang diễn ra?
Như bạn thấy, ngày nay digital marketing đang phát triển nhanh chóng.
Các công ty và tổ chức dành nhiều nguồn lực hơn cho truyền thông kỹ thuật số.
Facebook, Google là hai nền tảng phân phối quảng cáo trực tuyến có doanh thu khủng tại Việt Nam.
Đáng tiếc, không phải ai chi tiền cho họ cũng đều nhận được kết quả tuyệt vời.
Một khía cạnh khác, tôi cho rằng mọi thứ xảy ra đều có nguyên nhân.
Thật khó để dự đoán chính xác kết quả của các hoạt động marketing. Tuy nhiên, nhiều chiến dịch marketing thất bại bởi chúng ta đã làm sai cách.
Khi bắt đầu thực hiện một chiến dịch marketing, bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên?
- Facebook Advertising?
- Google Adwords?
- Influencer?
- Báo chí?
- Biển quảng cáo ngoài trời?
…Bạn đang nghĩ đến những kênh truyền thông và công cụ có thể triển khai?
Nếu bạn quan tâm về chúng trước tiên, hãy dành vài phút để nhìn lại kết quả những chiến dịch trước đây.
Nếu mọi thứ không lạc quan, bạn đã làm sai cách!
Tôi gọi cách làm này là sự tự phát (spontaneity).
Nhưng không sao, những điều tốt đẹp thường đến sau.
Đó là lý do để tôi đề cập một hướng dẫn cụ thể về nền tảng cho nỗ lực marketing thành công — quá trình lập kế hoạch marketing (marketing planning process).
Tôi sẽ chia nhỏ từng bước cần thiết trong bài viết này, cung cấp cho bạn quy trình lập kế hoạch marketing để áp dụng cho bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào.
1. Tìm hiểu chung về kế hoạch marketing
1.1 Kế hoạch marketing là gì?
Kế hoạch marketing có thể là một phần của kế hoạch kinh doanh tổng thể.
Trong nhiều trường hợp, nó được làm tách rời để phục vụ một mục tiêu ngắn hạn.
Nếu thực hiện tốt kế hoạch, nó đem lại sự phù hợp với chiến lược marketing, mục tiêu và các chiến thuật được áp dụng.
1.2 Tại sao cần lập kế hoạch marketing?
Kế hoạch marketing giúp bạn làm rõ mục tiêu của mình và xác định nơi bạn thấy doanh nghiệp của mình trong tương lai, điều này cuối cùng lại củng cố chiến lược của bạn.
Một quá trình lập kế hoạch marketing cũng giúp:
+ Mọi người trong công ty hành động trên cùng một định hướng của những nỗ lực marketing.
+ Mô tả rõ ràng về mục tiêu và cách đạt được mục tiêu đó.
+ Xác định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng với đúng sản phẩm ở đúng nơi.
+ Biết ngân sách được chi cho điều gì ý nghĩa, từ đó giảm rủi ro khi đầu tư vào hoạt động marketing.
+ Kiểm soát quá trình thực hiện marketing để có thể tối đa hóa phản ứng với hoàn cảnh thay đổi.
+ Cho phép các công ty nhỏ hơn có cơ hội cạnh tranh với các công ty lớn hơn thông qua sự khác biệt với những ý tưởng độc đáo được mô tả chi tiết.
Bởi vậy, một kế hoạch marketing là rất quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn.
1.3 Một số vấn đề lớn của việc lập kế hoạch
Mỗi người quản lý đều mong muốn các chiến dịch thành công nhưng kế hoạch sai lầm sẽ dễ dàng cho thấy điều tồi tệ nhất.
Trong quá trình lập kế hoạch marketing, phía dưới đây là một số thách thức bạn có thể gặp phải:
1.3.1 Cấp quản lý không làm việc cùng nhau
Kế hoạch marketing tập trung vào việc xác định thị trường, cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng của bạn và phát triển thị phần.
Trong khi đó, kế hoạch kinh doanh tổng thể vạch ra tất cả các mục tiêu của công ty bạn, nên nó hỗ trợ kế hoạch marketing.
Mặc dù trong các cuộc họp rất khó để cấp quản lý có tiếng nói chung. Nhưng nếu cấp quản lý trong công ty không làm việc cùng nhau, kế hoạch sẽ không thành công.
1.3.2 Sự nhầm lẫn khi phân biệt Chiến lược và Chiến thuật
Một kế hoạch marketing mang tính chiến lược (strategic) vạch ra mục tiêu lớn hơn so với một kế hoạch marketing chỉ mang tính chiến thuật (tactical).
Cấp quản lý của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thường nhầm lẫn điều này.
hiến lược xác định mục tiêu dài hạn của bạn và cách bạn dự định đạt được mục tiêu đó.
Nói cách khác, chiến lược cung cấp cho bạn con đường để đạt được sứ mệnh của công ty, chẳng hạn như tăng thị phần trong thị trường.
Chiến thuật là cụ thể hơn nhiều so với chiến lược.
Chiến thuật thường được định hướng theo các bước nhỏ hơn và khung thời gian ngắn hơn.
Chúng bao gồm các phương pháp hay nhất, kế hoạch cụ thể phù hợp với tài nguyên.
Ví dụ: Thế Giới Di Động tặng mã giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định để nhiều người mua sản phẩm hơn.
Một kế hoạch thành công luôn có cả hai, giai đoạn chiến thuật nằm ở phía sau giai đoạn chiến lược.
Nếu bạn cần thêm thông tin để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa chiến lược và chiến thuật, bạn có thể xem tại đây.
1.3.3 Thiếu nguồn lực
Yếu tố con người là quan trọng trong việc triển khai một kế hoạch.
Mục tiêu của bạn là tăng doanh số, nhưng bạn không có nhân sự để xử lý tất cả các đơn hàng đến.
Một yếu tố khác đó là tài chính.
Mục tiêu của bạn là tăng thêm 100.000 lượt truy cập website thông qua quảng cáo Facebook nhưng bạn không có đủ ngân sách.
Bởi vậy, các nguồn lực luôn phải được tính toán để sẵn sàng hỗ trợ cho mọi hoạt động. Tất cả đều nhằm hướng đến sự thành công của kế hoạch.
1.3.4 Thiếu giả định về sự thay đổi của khách hàng
Nghiên cứu thị trường có thể giúp bạn xác định đối tượng mục tiêu của mình.
Nhưng đôi khi, khách hàng có thể thay đổi thói quen, sở thích và không còn đúng như kết quả nghiên cứu.
Hoặc, trong quá trình thực hiện bạn nhận thấy nhóm khách hàng cũ không còn phù hợp.
Quy trình lập kế hoạch của bạn nên linh hoạt để điều chỉnh theo thói quen, sở thích, hành vi của khách hàng mục tiêu.
1.3.5 Đặt ra kỳ vọng không thực tế
Khi bạn lập kế hoạch marketing, bạn sử dụng dữ liệu đã có và xu hướng đang xảy ra để dự đoán tương lai.
Một trong những vấn đề lớn nhất của việc lập kế hoạch là hướng đến những kỳ vọng không thực tế.
Ví dụ: Trong 12 tháng qua, kế hoạch marketing giúp công ty tăng trưởng trung bình 4,5% mỗi tháng và không có bất kỳ sự bứt phá nào. Các yếu tố kinh tế, xã hội,… cũng không chỉ ra bất kỳ cơ hội thuận lợi nào. Nếu kế hoạch marketing cho năm tới bạn đề ra mức tăng trưởng trung bình lên tới 15% mỗi tháng thì đó là không thực tế.
1.3.6 Thiếu tập trung vào một mục tiêu
Một kế hoạch marketing nên tập trung vào một mục tiêu (goal) để có hiệu quả.
Quá trình đạt được mục tiêu đó được tạo thành từ việc đạt được một loạt các mốc quan trọng. Các mốc này thường được gọi là KPIs (Key Performance Indicators) – hệ thống đánh giá định lượng.
Các nguồn lực và quy trình nên tập trung vào việc đạt được chỉ một mục tiêu tại một thời điểm.
Nếu bạn có một số mục tiêu khác muốn giải quyết đồng thời, thì bạn cần lập những kế hoạch khác cho từng mục tiêu. Lưu ý mỗi kế hoạch đều cần phải xem xét để phù hợp với nguồn lực thực tế.
Xem lại mục lục
2. Quá trình lập Kế hoạch Marketing
Quá trình lập kế hoạch marketing là một loạt các bước có chủ ý nhằm giúp bạn xác định và đạt được mục tiêu của mình.
Thậm chí nhiều hơn, bạn sẽ khám phá những gì khách hàng của bạn muốn và phát triển các sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đó.
5 câu hỏi mà mọi người thường đặt trước khi thực hiện quy trình lập kế hoạch marketing:
Có rất nhiều cách sắp xếp và đặt tên cho các giai đoạn của quá trình lập kế hoạch marketing. Tuy nhiên theo một cách nào đó, tôi đề xuất đưa 5 câu hỏi trên về 4 giai đoạn chính:
+ Bây giờ chúng ta đang ở đâu? -> Hiện tại -> Phân tích tình hình (situation analysis).
+ Chúng ta muốn ở đâu? -> Mục tiêu -> Xây dựng chiến lược (strategy).
+ Làm thế nào chúng ta có thể đến đó? -> Cách thực hiện -> Phát triển chiến thuật (tactics).
+ Cách nào là tốt nhất? -> Ưu tiên các phương án triển khai tốt nhất -> Chọn lọc từ các chiến thuật.
+ Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo đến? -> Đo lường (measurement) thông qua kiểm soát các số liệu ảnh hưởng tới kết quả và thời gian thực hiện.
Trước khi cố gắng lập kế hoạch marketing, bạn cần hiểu bạn sẽ thực hiện marketing với ai.
Đối tượng mục tiêu của bạn xác định mọi khía cạnh của thông điệp và cách tiếp cận của bạn.
2.1 Giai đoạn thứ nhất: Phân tích tình hình
Các phân tích tình hình đưa ra bức tranh về một công ty trên thị trường và bối cảnh cho những nỗ lực marketing.
Mặc dù các phân tích riêng lẻ sẽ khác nhau, nhưng nội dung nói chung sẽ bao gồm các thông tin có liên quan về sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại, bán hàng, thị trường (xác định, độ lớn và tốc độ phát triển), sự cạnh tranh, thị trường mục tiêu, xu hướng, và chìa khóa để thành công.
2.1.1 Thông tin chung về thị trường (Market summary)
a. Thông tin chung về thị trường là gì?
Là những hiểu biết về thị trường mà công ty của bạn đang hoạt động và cạnh tranh.
Bản tóm tắt này có thể là tất cả những gì được đọc, vì vậy nó phải ngắn gọn và súc tích.
Bản tóm tắt thị trường nên bao gồm mô tả thị trường và các thuộc tính của nó, nhu cầu thị trường, xu hướng thị trường và tăng trưởng thị trường.
Thông tin chung về thị trường bao gồm hiểu biết về thị trường và các thuộc tính của nó
b. Thị trường và các thuộc tính của nó
b.1 Các yếu tố về nhân khẩu học có liên quan và lối sống
Thông tin này có thể được liên kết với những khác biệt quan trọng trong hành vi của người mua.
– Các yếu về nhân khẩu học bao gồm: Giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý, công việc, thu nhập,…
– Lối sống bao gồm: Sở thích, hành vi, thói quen, nhận thức, tình trạng sức khỏe,…
b.2 Vị trí của khách hàng (địa phương, khu vực, quốc gia hoặc quốc tế)
Thường có sự khác biệt rõ rệt về hành vi của người mua dựa trên vị trí địa lý.
Ví dụ: Ba tháng cuối năm ở miền bắc Việt Nam mọi người dường như không mua áo thun mà chuyển qua mua áo khoác, áo chống lạnh. Trong khi thời gian đó ở miền nam Việt Nam, mọi người mua áo thun quanh năm.
Bởi vậy điều quan trọng là phải biết những khác biệt đó là gì để khai thác chúng.
b.3 Đánh giá về quy mô thị trường và mức tăng trưởng ước tính của thị trường
Nên có đủ thị trường để chứng minh sự tồn tại của doanh nghiệp ngay từ đầu.
Ngay cả một thị trường thích hợp cũng phải đủ lớn để mang lại tiềm năng sinh lời.
Đồng thời, một công ty sẽ muốn thị trường phát triển để doanh nghiệp có thể tăng trưởng.
Mặt khác, nếu một công ty muốn duy trì nhỏ, sự tăng trưởng của thị trường không quan trọng – ngoại trừ việc nó có thể tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh mới thâm nhập vào thị trường.
b.4 Xác định nhu cầu thị trường
Nếu không biết và hiểu nhu cầu thị trường, việc áp dụng marketing hỗn hợp để đáp ứng thành công những nhu cầu đó là vô cùng khó khăn.
Có những trường hợp doanh nghiệp nhỏ thành công vì ý thức trực quan về những gì thị trường cần.
Nhu cầu thị trường thay đổi, vì vậy các doanh nghiệp nhỏ phải thích nghi nhanh chóng với những thay đổi đó. Họ không thể thích nghi với những thay đổi mà họ không biết.
b.5 Xác định xu hướng thị trường
Cũng giống như việc hiểu nhu cầu thị trường, một doanh nghiệp nhỏ có thể xác định thị trường đang đi đến đâu để kết hợp điều chỉnh các chiến thuật marketing cho phù hợp.
Tận dụng xu hướng thị trường sớm trong cuộc chơi có thể mang lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ.
Ví dụ: Durex Việt Nam tận dụng xu hướng World Cup 2018 để tạo ra những nội dung quảng cáo thú vị.
2.1.2 Phân tích về cạnh tranh (Competition)
Mỗi kế hoạch marketing nên bao gồm một đánh giá về cạnh tranh:
+ Họ là ai?
+ Những gì họ cung cấp?
+ Tốc độ tăng trưởng của họ (nếu biết) và thị phần của họ (nếu biết)? Thị phần được hiểu là phần trăm / (trên) tổng khối lượng hàng hóa được bán ra trong một thị trường của một thương hiệu, một sản phẩm hoặc một công ty.
Bạn có thể tìm kiếm thông tin của những đối thủ lớn trên internet. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không có sẵn số liệu trên trực tuyến. Và bạn sẽ bị hạn chế trong việc nhìn nhận dữ liệu thu thập được về sự cạnh tranh.
Cạnh tranh cần được giải quyết dưới dạng trực tiếp hoặc gián tiếp.
Trong khi cạnh tranh trực tiếp đề cập đến sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp hoặc sản phẩm tương tự thì cạnh tranh gián tiếp đề cập đến cạnh tranh từ các doanh nghiệp hoặc sản phẩm thay thế, có thể thay thế.
2.1.3 Phân tích về sản phẩm
Kế hoạch marketing phải rất rõ ràng về sản phẩm hoặc dịch vụ đang được cung cấp cho thị trường. Bởi vì sản phẩm thúc đẩy việc tạo ra marketing hỗn hợp và chiến lược marketing.
Bạn cũng cần quan tâm đến thang lợi ích tính năng/giá trị (feature-benefit ladder) của sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp ra thị trường. Khách hàng chi tiền mua sản phẩm bởi họ muốn nhận về một hoặc nhiều giá trị.
2.1.4 Phân tích SWOT
Phân tích SWOT bao gồm: điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities) và mối đe dọa (threats).
Phân tích SWOT có thể cung cấp thông tin chi tiết mạnh mẽ về các vấn đề tiềm ẩn và quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Dưới đây là một số câu hỏi có thể giúp bạn xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài:
+ Điểm mạnh: Bạn làm gì tốt? Các yếu tố mà bạn kiểm soát là gì? Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì? Sản phẩm và dịch vụ của bạn vượt trội so với những sản phẩm và dịch vụ khác trên thị trường như thế nào?
+ Điểm yếu: Bạn đang hoạt động kém ở đâu? Điều gì đang hạn chế khả năng thành công của bạn? Nguồn lực hạn chế ảnh hưởng đến thành công của bạn ở đâu?
+ Cơ hội: Thị trường chưa được khai thác là gì? Tiềm năng kinh doanh mới ở đâu? Bạn có thể tận dụng lợi thế của bất kỳ xu hướng thị trường nào không?
+ Mối đe dọa: Những trở ngại là gì? Yếu tố bên ngoài nào (chính trị, công nghệ, kinh tế) có thể gây ra vấn đề?
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện phân tích thêm 5C và PEST.
2.1.5 Chìa khóa thành công và các vấn đề nghiêm trọng
Các chìa khóa để thành công là những yếu tố sẽ dẫn đến một một doanh nghiệp bền vững, có lợi nhuận.
Việc xác định các yếu tố này phải dựa trên sự hiểu biết về ngành hoặc thị trường mà một doanh nghiệp đang cạnh tranh vì những điều này đóng một vai trò quan trọng trong thành công và thất bại.
Chìa khóa để thành công có thể thay đổi theo thời gian hoặc năm này qua năm khác khi ngành hoặc thị trường thay đổi.
2.2 Giai đoạn thứ hai: Xây dựng chiến lược
Giai đoạn chiến lược của kế hoạch marketing liên quan đến việc đặt ra mục tiêu, phân đoạn đối tượng, nhắm mục tiêu và định vị.
2.2.1 Mục tiêu marketing (Goal)
Mục tiêu marketing là những gì một công ty muốn thực hiện với chiến lược marketing của mình.
Điều này đặt nền tảng cho việc xây dựng chiến lược marketing. Và mặc dù được xây dựng theo nhiều cách khác nhau, thành tích của bán hàng sẽ dẫn đến mục tiêu.
Bạn nên lưu ý rằng mục tiêu phải đáp ứng nguyên tắc SMART – cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, thực tế và dựa trên thời gian.
Việc tạo ra các mục tiêu marketing là một trong những bước quan trọng nhất mà doanh nghiệp sẽ thực hiện.
Công ty bạn phải biết chính xác nhất có thể những gì muốn đạt được trước khi phân bổ bất kỳ nguồn lực nào cho nỗ lực marketing.
2.2.2 Thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu được xác định dựa trên các phân tích về nhân khẩu học và lối sống của thị trường ở giai đoạn thứ nhất.
Thị trường mục tiêu là phân khúc khách hàng đã được xác định là có tiềm năng lớn nhất cho một doanh nghiệp.
Một phân khúc là một nhóm đối tượng tương đối đồng nhất về nhân khẩu học, sở thích, hành vi, thói quen,…
Việc xác định các phân khúc là cần thiết để lựa chọn một thị trường mục tiêu.
Xác định thị trường mục tiêu càng chính xác thì việc tạo ra những chiến thuật và các chương trình marketing hỗn hợp càng hiệu quả.
2.2.3 Định vị
Định vị nhằm phản ánh các quyết định được đưa ra về cách một công ty có kế hoạch đưa doanh nghiệp của mình vào trong tâm trí khách hàng/người tiêu dùng.
Một số câu hỏi về cách tiếp cận để định vị:
+ Sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn có giá cao hơn hay giá thấp hơn đối thủ?
+ Công ty của bạn lựa chọn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao hay chất lượng trung bình?
+ Thời gian giao hàng cho khách hàng nhanh hơn, chậm hơn hay giống như các đối thủ?
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để định vị mà bạn nên xem xét, nhưng cách tiếp cận được chọn phải là phương pháp hướng công ty hoặc thương hiệu tới điều tốt nhất.
Một chiến lược định vị tốt sẽ đến từ hiểu biết vững chắc về thị trường, khách hàng và cạnh tranh vì kiến thức này sẽ cung cấp cơ sở để so sánh công ty bạn với những công ty khác.
2.3 Giai đoạn thứ ba: Phát triển chiến thuật
2.3.1 Mô hình Kim Tự Tháp trong quá trình lập kế hoạch marketing
Chiến lược mô hình Kim Tự Tháp được đề xuất bởi Tim Berry.
Mô hình này giả định rằng chiến lược được xây dựng trên những chiến thuật và các chương trình marketing cụ thể.
Các chương trình hoạt động với ngân sách, trách nhiệm được xác định rõ với thời hạn và kết quả có thể đo lường.
2.3.2 Áp dụng Marketing Mix
Marketing Mix (marketing hỗn hợp) là một khái niệm cơ bản và quan trọng trong marketing.
Là tập hợp các công cụ marketing được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục đích trong thị trường mục tiêu.
Đó là về việc đưa đúng sản phẩm vào đúng nơi, vào đúng thời điểm và đúng mức giá cả.
Sử dụng mô hình 4Ps là cách tuyệt vời để bạn xem xét lựa chọn những chiến thuật và các chương trình marketing phù hợp với chiến lược và thị trường mục tiêu.
2.3.3 Thông tin về tài chính
Phần tài chính của kế hoạch marketing cung cấp một cái nhìn tổng quan về tài chính của công ty vì nó liên quan đến các hoạt động marketing.
Các thông tin được đề cập trong phần này bao gồm xác định điểm hòa vốn, dự đoán doanh thu và dự đoán chi phí.
+ Xác định điểm hòa vốn: Thời điểm mà công ty bắt đầu tạo ra lợi nhuận.
Đọc thêm bài viết của Susan Ward trên The Balance Small Business để hiểu thêm về phân tích hòa vốn.
+ Dự báo doanh thu: Là mức doanh thu mà công ty dự kiến đạt được dựa trên kế hoạch marketing được chọn.
Dự báo doanh thu không phải cơ sở để quyết định số tiền cần chi cho marketing.
Thay vào đó, nó là kết quả của một kế hoạch marketing giả định có căn cứ.
+ Dự báo chi phí cho marketing:
Tổng chi phí/ngân sách là một số tiền có thể được sử dụng để duy trì các hoạt động dựa trên mục tiêu của kế hoạch marketing.
Dự báo sẽ cung cấp các chỉ số cần thiết cho việc điều chỉnh chi phí để thực hiện đúng kế hoạch marketing.
2.4 Giai đoạn thứ tư: Đo lường
Giai đoạn cuối cùng của quá trình lập kế hoạch marketing nhằm vạch ra những gì công ty của bạn sẽ làm để thực hiện kế hoạch.
Giai đoạn này chỉ ra cách đánh giá hiệu quả của các nỗ lực marketing. Hiện nay, các công ty thường đặt KPI cho mỗi công việc trước khi bắt đầu triển khai.
Đo lường cũng giúp bạn dễ dàng theo dõi và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch thông qua kiểm soát.
Nói cách khác, giai đoạn này của kế hoạch là tất cả về số liệu, kết quả và thời hạn.
Kết luận
Mọi kết quả tuyệt vời đều đến từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quá trình lập kế hoạch marketing là luôn cần thiết với tất cả doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô và ngành nghề.
Bạn luôn cần đặt ra một số câu hỏi trước khi lập một kế hoạch marketing. Và 4 giai đoạn chính của quá trình sẽ lần lượt đem lại lời giải đáp chi tiết cho từng câu hỏi của bạn.
4 giai đoạn chính của quá trình lập kế hoạch marketing bao gồm:
+ Giai đoạn 1: Phân tích tình hình
+ Giai đoạn 2: Xây dựng chiến lược
+ Giai đoạn 3: Phát triển chiến thuật
+ Giai đoạn 4: Đo lường
Bạn có đang thực hiện một quá trình lập kế hoạch marketing toàn diện?
5. Tư vấn theo giờ
– Chi phí: 2.000.000 đ/1 giờ
+ Đưa ra giải pháp cho khách hàng sau khi đã nhận được checklist của khách hàng.
+ Giải đáp các câu hỏi của khách hàng.