Slogan công ty

SÁNG TÁC SLOGAN CHUYÊN NGHIỆP

Sở hữu tên thương hiệu độc đáo, dễ phát âm và 100% khả  năng bảo hộ SHTT bởi các chuyên gia thương hiệu hàng đầu.

Slogan hay khẩu hiệu là một câu ngắn gọn giúp truyền tải thông điệp mà một tổ chức muốn truyền tải tới công chúng. Slogan được coi là linh hồn của thương hiệu, đi suốt cùng doanh nghiệp trong tất cả các chiến dịch tiếp thị - Truyền thông ngắn hạn và dài hạn.

Sáng tác sologan

SÁNG TÁC SLOGAN HAY

Việc sáng tác slogan, đối với thương hiệu, là một tuyên ngôn ngắn gọn nhưng bao hàm trọn vẹn mọi yếu tố tinh thần, đặc trưng trong lĩnh vực hoạt động, cũng như thế mạnh và sự khác biệt so với các đối thủ, được thể hiện ra dưới dạng ngôn ngữ một cách ấn tượng, dễ nhớ. Các chuyên gia ngôn ngữ của Adina có đầy đủ kinh nghiệm và khả năng để giúp doanh nghiệp sáng tác slogan độc đáo, ý nghĩa

  • CÂU SLOGAN HAY
  • ĐỘC ĐÁO DỄ NHỚ
  • TRUYỀN TẢI THÔNG ĐIỆP THƯƠNG HIỆU
  • KHẢ NĂNG BẢO HỘ 100%

Lợi ích khi sử hữu một slogan ấn tượng

Để khách hàng nhận ra và ghi nhớ được thương hiệu, dẫn đến việc tạo thiện cảm và đưa ra quyết định chọn lựa giữa hàng trăm ngàn đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần có một mẫu thiết kế logo và hệ thống nhận diện hiệu quả, trong đó, slogan ấn tượng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính slogan, chứ không phải cái tên, logo hay những chiến dịch quảng cáo, là cái mà khách hàng sẽ nhớ mãi về thương hiệu, hoặc trở thành một câu “cửa miệng” quen thuộc trong đời thường, và khiến thương hiệu có sức sống lâu bền, ngay cả khi sản phẩm có còn được hiện diện trên thị trường nữa hay không.

sáng tác slogan 2

Tại sao cần sáng tác Slogan?

  • Slogan giúp truyền tải nhanh chóng thông điệp của thương hiệu mà tên gọi và logo chưa thể hiện được.
  • Slogan giúp mô tả ngắn gọn về công ty, sản phẩm, những lợi ích, sự khác biệt trong chỉ một câu ấn tượng.
  • Thu hút sự chú ý của người nghe, xem ngay lập tức.
  • Giúp người tiêu dùng dễ dàng ghi nhớ, nhắc lại và theo cách đó mà liên tưởng tới thương hiệu.
  • Khi một thương hiệu trở lên “già cỗi”, slogan hay sẽ giúp thương hiệu “hồi sinh”.
  • Khách hàng sẽ nhớ tới thương hiêu một cách “tự nhiên” và lâu dài.

Tiêu chí sáng tác slogan hay

  • Slogan phải phục vụ cho một mục tiêu cụ thể, đó có thể là: mô tả lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra triết lý kinh doanh, mô tả nổi bật lợi ích sản phẩm …
  • Slogan phải ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ.
  • Slogan phải độc đáo và không bị trùng lặp.
  • Slogan phải thích hợp về mặt văn hóa, không phản cảm và không gây khiêu khích.

Nếu được, slogan phải dễ dàng chuyển ngữ khi phục vụ ở các thị trường toàn cầu khác nhau.

Slogan phải phù hợp với định vị thương hiệu, thể hiện được sự khác biệt của thương hiệu trong mối quan hệ với các thương hiệu khác.

Gói dịch vụ sáng tác slogan thương hiệu gồm

  • Phân tích thị trường chi tiết và tối ưu cho từng ngành hàng
  • Bản thuyết minh ý nghĩa Slogan
  • 5 slogan được gửi trong mỗi lần đề xuất phương án
  • Không giới hạn hiệu chỉnh phương án
  • Đảm bảo đăng ký nhãn hiệu hàng hóaQuy trình sáng tác slogan tại Dịch vụ Digital Marketing Top 1
  • Phân tích cạnh tranh

Chúng tôi bắt đầu với việc phân tích tình hình cạnh tranh trong ngành hàng mà doanh nghiệp tham gia. Thấu hiểu được lợi thế và điểm yếu của thương hiệu, đề xuất vị thế cạnh tranh phù hợp cho thương hiệu để từ đó bắt đầu quá trình sáng tạo.

  • Xác lập định hướng sáng tạo
  • Sáng tác và thuyết minh phương án
  • Tư vấn truyền thông thương hiệu

CÁCH THỨC ĐỂ SÁNG TẠO MỘT SLOGAN ẤN TƯỢNG

BƯỚC 1: NGHIÊN CỨU THÔNG TIN CHUNG

Nghiên cứu là việc đầu tiên và quan trọng cho mọi việc. Các cụ bảo biết người biết ta thôi vẫn chưa đủ, đã Copywriter thì cần phải biết cả trên giời dưới biển:

Biết người: Thông tin về đối thủ, như là lợi thế cạnh tranh của họ, phong cáchh họ nhắm đến, list Slogan đã được sử dung, bản đồ định vị,...

Biết ta: Giá trị cốt lõi, định vị, chân dung khách hàng, đặc tính sản phẩm, tính cách thương hiệu, mong muốn của chủ doanh nghiệp,...

Biết trên giời: Lịch sử, xu hướng vận động của ngành hàng, tiềm năng trong tương lai,...

Biết dưới biển: Văn hóa vùng miền, văn hóa quốc gia, thêm một ít tư duy về hình ảnh,...

Tất cả những thông tin ở trên đều không thừa và đều quan trọng đế sử dụng lần lượt ở các bước phía dưới.

BƯỚC 2: LIỆT KÊ TỪ KHÓA VÀ CÁC TIÊU CHÍ NỘI DUNG

Đầu tiên hãy trả lời câu hỏi: Khách hàng sẽ liên tưởng đến âm thanh, hình ảnh gì và có cảm xúc như thế nào khi đọc Slogan của bạn ?

Nào, sử dụng thông tin nhóm 2 thôi. Bạn sẽ viết ra được một loạt danh từ và động từ dựa trên giá trị cốt lõi, định vị, chân dung khách hàng, đặ tính sản phẩm và một loạt tính từ dựa trên tính cách thương hiệu và mong muốn của doanh nghiệp.

Tiếp theo là xây dựng tiêu chí nội dung cho Slogan. Hãy xem lại định vị và các đặc tính của thương hiệu mình, từ đó đưa ra những tiêu chí phù hợp. Ví dụ, bạn sở hữu một thương hiệu mỹ phẩm dành cho tuổi teen, có thể đưa ra các tiêu chí: nội dung mang tính tích cực, vui vẻ, khuyến khích lối sống tự tin, năng động phóng khoáng.

BƯỚC 3: NÀO MÌNH CÙNG CHƠI GHÉP CHỮ

Công thức là: Ghép 2-3 từ khóa lại với nhau và đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí.

Hãy nhớ rằng, những từ khóa ở bước 2 chỉ là những từ mang tính định hướng cho liên tưởng của công chúng. Không nhất thiết phải đưa chính xác những từ đó vào câu Slogan của mình đâu. Miễn sao câu Slogan thể hiện được bao quát ý nghĩa, liên tưởng của từ khóa.

Cách chơi ghép chữ rất vui mà mình hay dùng là viết các từ khóa ra giấy note màu mè, dán đầy lên bảng rồi viết câu Slogan xung quanh nó. Một từ khóa chính thì sẽ có độ 3-4 câu nháp xung quanh. Hãy sử dụng các thông tin nhóm 3, 4 (trên giời và dưới biển) mà bạn có để vận công vắt chữ nhé.

Có thể sử dụng một số kiểu Slogan cơ bản sau để xây dựng các phương án slogan (Đây chỉ là cách mình chia nhóm tương đối, giúp bạn có thể dễ dàng học tập và áp dụng. Bởi 1 Slogan thường tích hợp nhiều tầng ngữ nghĩa và khó phân chia rạch ròi):

Kiểu thể hiện sứ mệnh/lời hứa: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, Thơm ngon đến giọt cuối cùng, Vươn cao Việt Nam, Nâng niu bàn chân Việt...

Kiểu tiền đề/nguyên nhân – kết quả: Dinh dưỡng xanh, sống an lành, Một người khỏe, hai người vui...

Kiểu định vị giá trị: Tinh hoa quà Việt, Vietnam - vẻ đẹp tiềm ẩn, Tuy bạn không cao nhưng người khác cũng phải ngước nhìn…

Kiểu thể hiện phong cách sống/quan điểm sống: Không gì không thể, Làm hết sức, chơi hết mình…

Kiểu khuyến khích, cổ vũ: Think different, Just do it, Hãy nói theo cách của bạn, Cười lên Việt Nam ơi…

Xem thêm: Mối liên kết giữa thiết kế logo online và xây dựng thương hiệu

BƯỚC 4: PHẪU THUẬT VÀ CHẤM ĐIỂM

Có danh sách Slogan sơ bộ rồi, bạn rà soát và chỉnh sửa lại cho câu từ mượt mà và ngắn gọn nhất có thể. Thông thường một câu slogan chỉ dài tối đa 6 âm tiết. Nếu bước 3 mình đầu tư vào ngữ nghĩa của slogan, thì bây giờ cần gọt giũa lại “hình thức”của câu slogan đó. Hình thức ở đây là từ ngữ, âm điệu, vần điệu. Hãy thử các từ đồng nghĩa để tạo ra những phiên bản hoàn hảo nhất.

Và đặc biệt, đây là lúc bạn quan tâm đến việc đọc câu Slogan lên như thế nào.

Đọc to slogan của bạn và xem cấu trúc âm thanh của nó đã hay ho nhất chưa.

Hãy thử nhớ lại slogan của Vinamilk: Vươn cao Việt Nam! Và slogan của Nike: Just do it! Bạn có nghe thấy như ai đó đang đọc 2 câu slogan với 2 ngữ điệu và phong thái hoàn toàn khác nhau trong đầu không?

Đó chính là điều mà chúng ta phải tính đến khi sáng tác slogan. Bước này có vẻ giống với việc sáng tác một bài hát và điều này hết sức quan trọng. Cách đặt các thanh bằng – trắc, cách ngắt nghỉ slogan tạo nên âm điệu. Âm điệu của slogan giúp thể hiện tính cách và tinh thần của thương hiệu một cách đáng ngạc nhiên.

Bạn có cảm nhận được một Vinamilk đầy chân thành tươi sáng và một Nike đầy mạnh mẽ phá cách qua âm điệu của họ không?

Chắc chắn là có. Và đó là điều tất cả chúng ta cần tạo ra cho Slogan của riêng mình.

Sau khi điều chỉnh xong toàn bộ những câu Slogan và có được thêm một danh sách nữa, hãy tạo một bảng để chấm điểm và lựa chọn Slogan. Các tiêu chí chấm điểm có thể linh hoạt, tuy nhiên, nó cần được xây dựng dựa trên những đặc điểm đặc trưng của ngành.

Và những tiêu chí này được xây dựng dựa trên nhóm thông tin 1, 2 (biết người và biết ta) mà mình đã thu thập từ đầu đó.

Có thể kể ra một vài tiêu chí cơ bản nhất như: Ý nghĩa sâu sắc, mức độ dễ hiểu dễ nhớ, âm điệu hay, mức độ độc đáo, dễ dàng chuyển ngữ (dịch sang ngôn ngữ khác)… Sau khi chấm điểm, hãy chọn ra từ 5 – 8 phương án tốt nhất để lựa chọn.

Để đánh giá tốt nhất các phương án, hãy tham khảo các đồng nghiệp và khảo sát phản ứng từ chính công chúng của bạn.

BƯỚC 5: LỰA CHỌN CUỐI CÙNG

Trên thực tế, việc sáng tác Slogan phải luôn đi liền, thống nhất với chiến lược thương hiệu và kế hoạch kinh doanh dài hạn. Nên là song song với quá trình múa bút, bạn cần nghĩ đến những yếu tố khác như: Hệ thống nhận diện, hình ảnh, logo, nhạc hiệu… để xây dựng thương hiệu đồng bộ và tối ưu nhất.

Đồng thời, cần dự tính trước những ứng dụng, triển khai của Slogan trong chiến lược truyền thông sau này, để đưa ra định hướng sử dụng cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Kết hợp với bảng điểm từ bước 4 là bạn có thể lựa chọn được phiên bản hoàn hảo cho Slogan rồi!

Đấy, cày cuốc khổ sở thế mà khách còn chê ỏng chê eo, em ơi nó cứ sao sao, em ơi nó chưa hay lắm... Tóm lại là để cho thị trường quyết định. Cứ test tủng cẩn thận từ bước 4 thì khách có ỏng eo đến mấy cũng không lo.

Nếu bạn có bất cứ khó khăn nào cần chia sẻ, có bất cứ câu hỏi nào cần lắng nghe, hay cần trao đổi về ý tưởng thiết kế, lý tưởng thương hiệu của mình...

Quá trình để sáng tạo nên một thông điệp có thể nêu bật lên tinh thần cũng như sự khác biệt của thương hiệu đòi hỏi thời gian và mức độ thấu hiểu đối với thương hiệu. Ở Adina, các chuyên gia sáng tạo luôn tìm hiểu sâu sắc về doanh nghiệp để hiểu được những nét riêng có, khác biệt cũng như tinh thần mà thương hiệu sở hữu, từ đó nghiên cứu, tìm ra những định hướng sáng tạo phù hợp.

Slogan công ty, Sáng tác slogan, slogan công ty truyền thông, slogan cho công ty thương mại, slogan chất cho nhóm, slogan quảng cáo hay, slogan hay về tài chính, slogan hay cho công ty may, slogan hay về dược phẩm, slogan trung thu, Sáng tác slogan chuyên nghiệp, 

THẾ NÀO LÀ MỘT SLOGAN ẤN TƯỢNG

Có thể thấy, những đặc tính, hoặc phẩm chất của một slogan ấn tượng, đầu tiên phải kể đến tính chất khác biệt ưu trội mà slogan thể hiện. Hầu hết những slogan chung chung, hoặc quá tham lam trong việc lôi kéo khách hàng về những lợi ích khi sử dụng sản phẩm, đều dễ dàng bị quên lãng. Ngay cả khi thương hiệu có hàng trăm ưu điểm, slogan cũng chỉ nên chọn ra một ưu điểm khác biệt nhất, và hấp dẫn nhất đối với phân khúc khách hàng quan trọng nhất mà thương hiệu nhắm tới.

Một yếu tố quan trọng khác để tạo nên slogan ấn tượng, là tính gợi mở về cảm xúc. Tính chất này chính là yếu tố để tạo thiện cảm với khách hàng, thay vì trực tiếp nói về thương hiệu, hay những phẩm chất sáng giá của sản phẩm. Nếu Steve Jobs nói về những sản phẩm của mình, như là một “Công nghệ của tương lai”, thì chắc chắn, Apple đã chẳng tạo nên được một đế chế huy hoàng như thế.

đặt slogan cho công ty, slogan chất,slogan hay,slogan cho công ty thương mại,những câu slogan hay về chăm sóc khách hàng, slogan cho công ty nội thất,slogan an toàn,slogan công nghệ thông tin,dịch vụ sáng tác slogan

 

zalo