05 cách gia tăng lợi nhuận bền vững cho Doanh Nghiệp

 
Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nó là kết quả cuối cùng có liên quan đến nhiều khâu của quá trình sản xuất. do đó, phấn đấu tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. chính vì vậy các doanh nghiệp luôn luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu để phát huy một cách tốt nhất lợi thế của doanh nghiệp mình. mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào điều kiện và tình hình cụ thể của mình sẽ có các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. tuy nhiên, dưới góc độ lý luận chung em xin đề cập tới một số giải pháp mang tính chất chung như sau:

1. Tăng số lượng khách hàng tiềm năng

2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi

3. Tăng số lượng giao dịch

4. Doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng

5. Tăng tỷ suất lợi nhuận

 
Ngoài ra: Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết, tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng, tăng độ tin cậy của gian hàng là ba trong số những cách để doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lợi nhuậ
 

1. Giảm chi phí hoạt động

• Hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra lại danh sách chi phí vận hành doanh nghiệp của bạn, thường bao gồm:
• Chi phí nhân công
• Mặt bằng
• Phúc lợi nhân viên
• Phí thiết bị và bảo trì
• Giấy phép, thuế, bảo hiểm,...
Sau đó, hãy bắt đầu xác định những khoản có thể cắt giảm và những giải pháp bù đắp cho khoản tài nguyên bị hạn chế.

2. Tăng độ tin cậy của gian hàng 

Niềm tin là điều cần thiết để tạo ra doanh số và tăng tỉ suất lợi nhuận. Người mua hàng ngày nay có vô số lựa chọn khi tìm một sản phẩm trong khi các nhà tiếp thị và chủ gian hàng luôn có rất nhiều chiến thuật giảm giá và quà tặng hấp dẫn. Tuy nhiên, niềm tin là yếu tố rất khó đo lường và đòi hỏi sự thấu hiểu thực sự.
Xây dựng niềm tin giữa bạn và người mua hàng lần đầu khuyến khích khách hàng quay lại và tiếp tục mua nhiều sản phẩm khác, giúp tăng biên lợi nhuận.

3. Tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng 

Nếu bạn muốn tăng tỉ suất lợi nhuận, hãy tập trung vào tăng giá trị đơn hàng trung bình (AOV). Giá trị đơn hàng trung bình là số tiền trung bình mà khách hàng chi tiêu cho mỗi giao dịch trong gian hàng của bạn.
 
Một số chiến thuật để tăng lợi nhuận cho gian hàng thương mại điện tử bao gồm:
- Thêm đề xuất sản phẩm liên quan vào các trang sản phẩm và thanh toán.
- Bán thêm hoặc bán chéo sản phẩm bổ sung
- Tạo thêm ưu đãi cho khách đặt hàng lần đầu
- Tạo các gói sản phẩm hoặc combo tặng kèm.
- Chạy quảng cáo và tạo chương trình khuyến mãi

4. Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết

Các chương trình khách hàng thân thiết là một cách chắc chắn để tăng tỉ suất lợi nhuận và cải thiện lợi nhuận trong ngành bán lẻ và ngành dịch vụ. Đến 84% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ tiếp tục với một công ty cung cấp chương trình khách hàng thân thiết. Cùng với đó, 66% khách hàng kiếm được phần thưởng ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của họ.
Bạn có thể tạo một chương trình khách hàng thân thiết để bán cho khách hàng hiện tại thay vì chi nhiều tiền hơn để có được những khách hàng mới.
Sephora là thương hiệu có chương trình khách hàng thân thiết mạnh mẽ. Chương trình có hơn 17 triệu thành viên, những người chiếm gần 80% doanh số của công ty.

5. Tăng giá bán

Tăng giá có vẻ là một ý tưởng đáng sợ đối với các nhà bán lẻ vừa và nhỏ. Nhiều người cho rằng tăng giá sẽ khiến khách hàng quay lưng, doanh số sẽ bị ảnh hưởng và doanh nghiệp sẽ gặp phải thua lỗ lớn. 
Tuy nhiên, nếu bạn đang bán một sản phẩm khá phổ biến có khung giá linh hoạt, tăng giá chút ít có thể làm nên điều kì diệu, đặc biệt là khi nhu cầu thị trường đang ủng hộ bạn.
 
Dưới đây là phép tính minh họa dễ hiểu: Doanh số bán lẻ ban đầu là 100 USD, chi phí mua buôn là 80 USD, lợi nhuận sẽ là 20 USD và biên lợi nhuận là 25%.
Và giờ đây, nếu người bán tăng giá thêm 10 USD, bài toán sẽ là: Doanh số bán lẻ ban đầu là 110 USD, chi phí mua buôn là 80 USD, lợi nhuận sẽ là 30 USD và biên lợi nhuận là 37.5%.
Mức tăng giá 10% không đáng kể đã đem lại hiệu quả và lợi nhuận gộp tăng 50%!
Với những lời khuyên và gợi ý về chiến thuật tăng tỉ lệ lợi nhuận cho các nhà bán lẻ, hi vọng bạn có thể xây dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp của mình, vượt qua giai đoạn bất ổn hiện nay cũng như phát triển trong dài hạn.
zalo