Mô hình marketing Smart

Xác Định Mục Tiêu Marketing Theo Mô Hình SMART

Mô hình SMART là gì?

Xác định mục tiêu marketing cụ thể bao nhiêu càng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu dài hạn hiệu quả bấy nhiêu. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến tính hiệu quả và khả thi của mục tiêu mình đặt ra, điều này dẫn đến những khó khăn về sau khi kế hoạch được triển khai và mô hình SMART ra đời để giải quyết vấn đề này.

Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả, giúp các doanh nghiệp hay chuyên gia Marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch với 5 tiêu chí: Specific (Cụ thể) – Measurable (Đo lường được) – Actionable (Khả thi) – Relevant (Liên quan) – Time-Bound (Thời hạn đạt mục tiêu).

Hay nói cách khác, mô hình SMART được áp dụng để giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau. Ngoài ra, mô hình này còn hỗ trợ doanh nghiệp xem xét và hoàn thiện hơn quy trình vận hành kinh doanh của mình.

Đây là một trong những mô hình nghiên cứu marketing rất hiệu quả để xây dựng mục tiêu cho các chiến lược kinh doanh. Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, mô hình Smart trong marketing cũng mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích bất ngờ: 

Specific: Rõ ràng, cụ thể

Để đảm bảo tính hiệu quả cho từng hoạt động trong một chiến lược marketing, đòi hỏi các nhà làm marketing phải xác định rõ ràng, cụ thể các mục tiêu, hoạt động.

“Tăng hiệu quả của hoạt động digital marketing trong doanh nghiệp” là một mục tiêu chung chung. Bạn phải hiểu rõ muốn tăng hiệu quả cụ thể như thế nào? Tập trung vào mảng nào trong digital marketing?

Các nhiệm vụ cũng được phân bổ rõ ràng: nhiệm vụ là gì? Ai là người chịu trách nhiệm?…

Việc xác định rõ ràng, cụ thể các phần trong chiến lược marketing sẽ giúp công việc được vận hành trôi chảy và hiệu quả hơn. 

Measurable: Đo lường được

Một mục tiêu và kế hoạch đo lường được sẽ giúp cho việc đánh giá kế hoạch sau khi thực hiện của doanh nghiệp được dễ dàng hơn. “Mở rộng thị phần lớn hơn quý 2” là một mục tiêu chung chung. Bạn cần biến nó thành một mục tiêu đo lường được. Con số cụ thể là bao nhiêu? 

Achievable: Khả thi

Một mục tiêu quá lớn không có khả năng đạt được sẽ không có tác dụng thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.

Mục tiêu quá đơn giản thì lại lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Kể cả trong marketing, sau khi đã đánh giá được nguồn lực nội tại của mình, các nhà làm marketing cần lên một chiến lược với những mục tiêu cụ thể, đo lường được nhưng phải khả thi. Cần sự cố gắng như không quá sức. Vừa có tác dụng thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ, vừa tận dụng tối đa nguồn lực của doanh nghiệp. 

Relevant: Liên quan

Mô hình Smart trong marketing đòi hỏi tất cả các mục tiêu, kế hoạch marketing cần phải nằm trong tầm nhìn, định hướng chung của doanh nghiệp.

Ví dụ một doanh nghiệp đang định hướng xây dựng thương hiệu cao cấp, tập trung vào phân khúc khách hàng có thu nhập cao thì các marketer không thể đưa ra những chiến dịch giảm giá ồ ạt để tăng doanh số hoặc bán phá giá các sản phẩm ra thị trường, điều này sẽ phá hỏng toàn bộ những cố gắng trước đó của doanh nghiệp, phá vỡ hình ảnh định vị thương hiệu của công ty trong tâm trí khách hàng.

Dù bắt đầu lên bất kỳ mục tiêu hay kế hoạch gì trong marketing cũng cần nhìn đến bức tranh toàn cảnh về hướng đi, tầm nhìn tương lai của doanh nghiệp để có những lựa chọn phù hợp. 

Timed: Giới hạn thời gian

Lên một hạn mức thời gian cụ thể giúp cho các kế hoạch marketing được thực hiện một cách hiệu quả và kịp thời. Thị trường và nhu cầu của khách hàng luôn biến động từng ngày, người nhạy cảm và nhanh nhất là người chiến thắng.

xem thêm: Mô hình 5C trong Marketing

Khi nhu cầu phát sinh và thậm chí là khách hàng chưa nhận thức được nhu cầu đó, những nhà làm marketing đã phải có những phương án và giải pháp để kích thích và làm thỏa mãn họ bằng sản phẩm/dịch vụ của mình, nhưng nhớ rằng không chỉ có một mình bạn trong thị trường này, còn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đang nhăm nhe để cướp lấy khách hàng của bạn, nên hãy chú ý về thời gian nhé.

Ví dụ cho các mục tiêu được thiết lập theo mô hình SMART

Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu cho những mục tiêu marketing được thiết lập với mô hình SMART, bao gồm những mục tiêu hỗ trợ kế hoạch chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp (conversion), thu hút khách hàng mới (customer acquisition) và các danh mục giúp duy trì khách hàng (Retentioncategories) cho Digital Marketing:

Mục tiêu SMART: Tăng 10% người để lại email trên blog trong vòng 1 tháng.

Tính cụ thể.: Tăng số lượng người đăng ký email bằng cách cài đặt pop up tải Ebook hữu ích trên blog.

Đo lường được: Mục tiêu tăng 10% người đăng ký so với tháng trước. 

Tính khả thi: 2 tháng trước khi áp dụng chia sẻ tài liệu trên blog đã ghi nhận tỷ lệ người đăng ký tăng 7% chỉ trong 2 tuần.

Tính thích hợp: Bằng cách sử dụng ebook thu hút người dùng truy cập, tải, chúng tôi đã tăng được lưu lượng truy cập website, gia tăng nhận diện thương hiệu, tăng uy tín và thu thập được số lượng lớn data chất lượng.

Giới hạn thời gian: Trong vòng 1 tháng.

Một số khái niệm thay thế cho các yếu tố trong SMART:

Theo thời gian, mô hình hỗ trợ việc thiết lập mục tiêu hiệu quả SMARTER ra đời, dần thay thế cho mô hình SMART. Cụ thể như sau:

Ký tự

Định nghĩa sử dụng

Định nghĩa mới

S

Specific

Significant, Stretching, Simple, Sustainable

M

Measurable

Motivational, Manageable, Meaningful

A

Attainable

Appropriate, Achievable, Agreed, Assignable, Actionable, Adjustable, Ambitious

R

Relevant

Result Based, Results-Oriented, Resourced, Realitic, Reasonable.

T

Time-Bound

Timed, Time-Framed, Time-Specific, Timetabled, Time limited, Trackable, Tangible.

E

Evaluate

Ethical, Enjoyable, Engaging, Evidenced

R

Reevaluate

Reviewed, Rewarded, Revisit, Recordable, Rewarding, Reaching

 

Sự khác nhau giữa mô hình OKR và Mục tiêu SMART OKR và Mô hình SMART khác nhau, cụ thể:

Bản chất của OKR OKR là Objective and Key Results – Mục tiêu và Kết quả then chốt. Đây là mô hình quản lý chiến lược được áp dụng tại nhiều công ty. Mô hình OKR gồm hai yếu tố: Mục tiêu: đại diện cho đích đến của nhân viên/công ty. Mục tiêu này cần rõ ràng, không bao gồm số đo lường cụ thể. Kết quả then chốt: Có nhiều hơn một kết quả then chốt, xác định dựa trên đo lường, đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. Cách thức là yếu tố trong mô hình OKR, nó trả lời cho câu hỏi "Làm thế nào để tôi đi đến đích?". Nó là các hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng.

Giống nhau 

Cả mô hình OKR và nguyên tắc SMART đều là mô hình quản trị mục tiêu, cùng hướng tới thành công đạt được của mục tiêu đó.

Mô hình OKR cũng hội tụ đủ những yếu tố giống như mô hình SMART, cụ thể:

- Đều có tính cụ thể trong việc xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng, kết quả.

- Đều có tính đo lường để đánh giá tiến độ. Các kết quả then chốt của mô hình OKR đều có các chỉ số đánh giá.

- Mô hình OKR giống mô hình SMART là dựa trên thời gian, nguồn lực để định mức tính khả thi cho doanh nghiệp.

- Mô hình OKR được sắp xếp theo thứ tự cao dần để đảm bảo đúng tiến độ phát triển, liên quan các hoạt động.

- Về mặt thời gian, OKR cũng đặt ra thời hạn nhất định, thường từ 1 quý - 1 năm tùy doanh nghiệp.

Khác biệt

Khác biệt giữa nguyên tắc SMART và Mô hình OKR là OKR có những mục tiêu được tạo theo từng tầng, thời gian kéo dài lâu hơn và đi cùng với tầm nhìn dài hạn của công ty.

Mô hình SMART thường dễ nhớ, dễ sử dụng và phù hợp cho các cá nhân xác định mục tiêu cho chính mình. Như vậy, mô hình OKR phù hợp cho quản trị doanh nghiệp với mục tiêu và kết then chốt hơn, giúp cho dễ dàng thiết lập và theo dõi hoạt động toàn bộ các phòng ban, nhân sự.

zalo