Mô hình Aida trong marketing

Mô hình AIDA trong marketing là gì ?

AIDA là công thức content PR Marketing áp dụng cho những dạng sản phẩm dịch vụ tái lợi nhuận. AIDA là cụm từ viết tắt của:

Attention (Thu hút)

 Interest (Thích thú)

Desire (Khao khát)

Action (Hành động).

Đây là 4 bước giúp đạt được hiệu quả khi muốn thuyết phục ai đó về một vấn đề họ chưa biết gì. Đầu tiên bạn phải thu hút sự chú ý của họ

Mô hình AIDAS chỉ đơn giản là một khách hàng tiềm năng sẽ phải trải qua năm giai đoạn khác nhau trước khi cuối cùng, sẽ thỏa mãn với sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Do khách hàng nên được dẫn dắt qua tất cả năm giai đoạn.

Đây là mô hình truyền thông marketing cổ điển giúp doanh nghiệp thành công dựa trên phân tích yếu tố tâm lý người tiêu dùng qua từng bước tiếp cận trong quy trình bán hàng. 

Quá trình xuyên suốt bốn giai đoạn này là nội dung của bạn thu hút sự chú ý đến thương hiệu, lôi kéo sự hứng thú đến sản phẩm hay dịch vụ, thiết lập mong muốn của khách hàng với chúng và chuyển đổi mong muốn đó thành hành động dùng thử hoặc mua nó.

Mô hình AIDA trong marketing được xem như là  mô hình cấp bậc về sự ảnh hưởng, trong đó khách hàng cần phải đi qua từng bước trong mô hình để cuối cùng có thể hoàn thành hành động mong đợi cuối cùng, đó là thực hiện mua hàng. Theo lý thuyết, khách hàng sẽ phải trải nghiệm từng bước trong mô hình, nơi mà khách hàng sẽ ngày càng hiểu về thương hiệu của bạn qua các content và từ đó họ sẽ phát triển những cảm xúc và cảm nhận về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, và cuối cùng thúc đẩy họ đến hành động thực sự.

Các thương hiệu sử dụng mô hình AIDA để xác định cách họ nên tạo và phân phối content marketing cùng với thông điệp của mình cho khách hàng mục tiêu ở từng giai đoạn trong hành trình khách hàng. Hoạt động của khách hàng tuân theo mô hình phễu điển hình của marketing, cứ mỗi giai đoạn sau lại có ít khách hàng hơn giai đoạn trước.

A: Attention: Gây sự chú ý

Bước đầu tiên trong mô hình này là tạo sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc thu hút được sự chú ý của khách hàng mà không gây phản cảm là một điều không hề dễ dàng.

Các nhà làm marketing cần khéo léo sử dụng và phối hợp đa dạng các công cụ để tác động đến các giác quan của người tiêu dùng. Để họ không thể không dừng lại để tiếp nhận thông điệp truyền thông của chúng ta. Một thông điệp ngắn gọn, ấn tượng, mang yếu tố cảm xúc, nhân văn hoặc hài hước…sẽ hiệu quả trong thời điểm này.

Việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kỹ thuật digital marketing cũng giúp doanh nghiệp có được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng, như vậy là chiến dịch marketing đã bước đầu thành công. 

Interest: Thích thú

Sau khi đã gây được sự chú ý của khách hàng mục tiêu, làm thế nào để họ ở lại và cảm thấy thích thú với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp? Con người chỉ thích những gì người ta đang khao khát hoặc đang cần. Lúc này việc nghiên cứu insight khách hàng sẽ phát huy tác dụng.

Nhu cầu thật sự của người tiêu dùng là gì? Họ có mong muốn và ao ước gì thông qua sản phẩm/dịch vụ? Hãy tạo ra những thông điệp và hình ảnh chạm đến trái tim của người tiêu dùng, để họ cảm thấy như sản phẩm này sinh ra chính là để dành cho họ, đúng thứ họ đang cần, đó chính là cảm giác “thích thú” với sản phẩm. 

Desire: Mong muốn

Bước thứ 3 trong mô hình marketing Aida này là tạo ra sự thôi thúc để khách hàng muốn tương tác với doanh nghiệp, liên hệ để mua hàng.

Hãy chứng minh cho người tiêu dùng thấy rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn xứng đáng để họ bỏ tiền ra mua. Bằng cách tăng cường trải nghiệm người dùng, dùng thử hoặc đưa ra những dẫn chứng về sự tuyệt vời của sản phẩm mà những người tiêu dùng trước đã được trải nghiệm; thúc đẩy mong muốn có được sản phẩm của khách hàng lên mức cao nhất. Và chúng ta sẽ đi đến bước cuối cùng trong mô hình này. 

Action: Hành động

Tất cả những sự cố gắng trước đó để thu hút sự chú ý, quan tâm hay thúc đẩy sự mong muốn có được sản phẩm của khách hàng sẽ là vô nghĩa nếu bước cuối cùng này không thực hiện tốt. Đây là khâu mấu chốt để thực hiện thành công một chiến dịch bán hàng.

Vì vậy, hãy đảm bảo nút “Call to Action” thật nổi bật trên thông điệp truyền thông của doanh nghiệp. Lời kêu gọi hành động cần ngắn gọn, rõ ràng, không cần quá nhiều nhưng phải mang tính kích thích, để khách hàng không muốn bỏ lỡ, hành động ngay lập tức. Tạo tính khan hiếm cho sản phẩm hoặc giới hạn thời gian cũng là một cách mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả.

Ví dụ về mô hình AIDA

Sau khi hiểu được các giai đoạn, chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn một chút và thử khiến họ phải chuyển sang hình thức trả phí (với những người Ấn Độ đã quen với nội dung miễn phí). Đây là những gì Netflix làm để thu hút họ:


* GIAI ĐOẠN 1: Tạo sự chú ý
Netflix  sử dụng một số phương tiện quảng cáo phổ biến để thông báo cho người dùng về việc cung cấp. Các phương tiện ấy bao gồm:
- In quảng cáo
- Quảng cáo Youtube
- Quảng cáo hiển thị (Adwords)
- Quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ như Airtel

Quảng cáo về một số chương trình thực sự nổi tiếng như Narcos và một số
Netflix gốc Ấn Độ như Trò chơi thiêng liêng độc quyền trên Netflix.


* GIAI ĐOẠN 2: Tạo sở thích
Khi người dùng biết và truy cập các trang chủ của Netflix, họ được cung cấp bản dùng thử miễn phí một tháng để khám phá trải nghiệm tất cả các chương trình và tính năng trên Netflix.


* GIAI ĐOẠN 3: Đảm bảo mong muốn
Khi người xem trải nghiệm một số tính năng, họ quen với trải nghiệm xem liền mạch. Tại thời điểm này, các tính năng bổ sung sau đây tạo ra mong muốn mua gói thuê bao:
- Netflix Phim, chương trình và phim tài liệu độc quyền.
- Video độ phân giải cao.
- Hỗ trợ cho mọi thiết bị (xem mọi lúc mọi nơi).
- Nhiều phim truyền hình và phim từ Hollywood, Bollywood trong khu vực.
- Nhiều hồ sơ trong một tài khoản.
- Tải xuống và xem tùy chọn ngoại tuyến.
- Không có quảng cáo trong khi truyền phát video.
- Đề xuất cá nhân hóa chương trình truyền hình và phim, dựa trên các phim đã từng xem.
- Xem nhiều màn hình một lúc.
- Tiếp tục xem video từ nơi bạn ấn nút dừng lại.
- Hỗ trợ cho các thiết bị có kết nối mạng Internet ở tốc độ thấp.

xem thêm: Mô hình marketing Smart

* GIAI ĐOẠN 4: Kích thích hành động
Khi người dùng bị cuốn hút vào lời đề nghị, Netflix chuyển đổi người này thành

Một số biến thể của AIDA

Mô hình AIDA cơ bản: Nhận thức → Sở thích → Mong muốn → Hành động. 
Hệ thống phân cấp hiệu ứng: Nhận thức → Kiến thức → Thích thú → Ưu tiên → Thuyết phục → Mua hàng.
Mô hình AIDA đã sửa đổi: Nhận thức → Sở thích → Thuyết phục → Mong muốn → Hành động (mua hoặc tiêu thụ).
Mô hình AIDAS: Chú ý → Sở thích → Mong muốn → Hành động → Hài lòng

 

II. Làm thế nào để áp dụng mô hình AIDA vào truyền thông

1. Thu hút sự chú ý

Để có thể gia tăng cho khách hàng nhận thức về thương hiệu, bạn phải nghiên cứu những vấn đề và cảm xúc của khách hàng mục tiêu. Sau đó, tạo ra content mà có thể giải quyết những vấn đề đó trong khi đồng thời tác động vào cảm xúc của họ. Khách hàng mục tiêu của bạn có thể tìm kiếm những content ấy trên những phương tiện truyền thông như Google, mạng xã hội hay các website.

2. Tạo ra sự hấp dẫn

Theo mô hình quảng cáo AIDA Marketing, một khi khách hàng bị hấp dẫn bởi sản phẩm hay dịch vụ của bạn, họ có xu hướng muốn tìm hiểu nhiều hơn về thương hiệu, về những lợi ích về giải pháp của bạn và về sự phù hợp đối với vấn đề của họ.

Để giúp họ dễ dàng tìm hiểu về thương hiệu, về những giải pháp và về sự phù hợp, hãy tuyên bố sứ mệnh của bạn trên website, hãy giải thích chính xác những gì bạn làm trên trang chủ của mình, mô tả tất cả lợi ích trên trang về sản phẩm và cung cấp thêm nhiều các case studies.

Việc cung cấp khả năng truy cập nhanh chóng những thông tin này sẽ giúp cho khách hàng mục tiêu dễ dàng hình dung được những gì bạn có thể làm đối với vấn đề của họ.

3. Khuyến khích sự mong muốn

Tình huống tuyệt vời nhất là khách hàng mục tiêu hài lòng với nội dung mà bạn cung cấp, tưởng tượng ra một tương lai rằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ giúp họ giải quyết vấn đề và cảm thấy tốt hơn.

Nhưng để tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng của bạn đủ để thúc đẩy họ làm thêm những hành động khác, bạn cần chắc chắn rằng sự hứng thú của họ đã đạt được một ngưỡng nhất định

Để làm được việc này, hãy luôn luôn cung cấp cho họ nội dung webstie thật hữu ích. Hãy chắc chắn rằng họ phải đăng kí blog của bạn, theo dõi những trang mạng xã hội của bạn và chấp nhận những offers của bạn. Khách hàng tiềm năng càng tương tác nhiều với thương hiệu của bạn, họ càng tin tưởng bạn, và điều đó có nghĩa là gì, đó là cơ hội mà họ mua hàng của bạn sẽ tăng lên.

4. Thúc đẩy hành động

Sau khi tạo ra đủ sự mong muốn tới sản phẩm và cho khách hàng cơ hội để tương tác nhiều hơn với chúng. Hãy để những mục Call to actions của bạn hoạt động, những mục như “dùng thử”, “liên hệ”, hay trang báo giá và trang sản phẩm.

Công thức đã được chứng minh

Mô hình AIDA đươc áp dụng trong quảng cáo là một mô hình marketing mạnh mẽ dựa vào content để hướng dẫn khách hàng tiềm năng thông qua hành trình mua hàng của khách hàng. Và nếu bạn ứng dụng mô hình AIDA trong việc marketing của mình (kể cả đối với thương mại điện tử), bạn sẽ tận dụng được một mô hình được chứng minh rằng có thể liên tục thu hút, thuyết phục và chuyển đổi những khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực.

Đó là về mô hình AIDA trong marketing, và mô hình này hướng tới điểm cuối cùng là khách hàng thực hiện hành động mua hàng của bạn. Nhưng công việc bán hàng của bạn không bao giờ chỉ đơn giản như thế, có quá nhiều việc cần phải lưu tâm, đặc biệt là việc quản lý khách hàng của mình để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi và đạt hiệu suất cao.

zalo