Công ty xử lý khủng hoảng truyền thông
Quản lý và xử lý khủng hoảng truyền thông không chỉ là một khoa học. Mà nó còn là cả một nghệ thuật. Đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và thực hiện theo một trình tự nhất định. Nó giống như khi bạn đối phó với một trận cháy lớn vậy. Dưới đây, PA Marketing sẽ đưa ra cho bạn một quy trình xử lý khủng hoảng đúng cách.
Làm sao để vượt qua khủng hoảng truyền thông xã hội (social media crisis)? Nếu bạn đang marketing trên social media, một cuộc khủng hoảng truyền thông có thể xảy đến với bạn bất cứ lúc nào. Điều đó không có nghĩa là công ty của bạn sẽ phải hứng chịu những hậu quả mà cuộc khủng hoảng gây ra. Với một kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông đầy thông minh bạn có thể vượt qua khủng hoảng mà không tổn hại gì. Nhưng để đạt được điều đó, bạn cần phải có những bước chuẩn bị cẩn thận.
Các giai đoạn của xử lý khủng hoảng
Xử lý khủng hoảng truyền thông không bắt đầu khi bạn phát hiện sự gia tăng số lượng các đề cập tiêu cực.
Vậy khi nào thì việc xử lý khủng hoảng thực sự bắt đầu?
Có ba giai đoạn trong xử lý khủng hoảng:
- Trước khi khủng hoảng truyền thông xã hội
- Trong khủng hoảng truyền thông xã hội
- Sau khủng hoảng truyền thông xã hội
Để bảo vệ danh tiếng thương hiệu, bạn nên triển khai xử lý khủng hoảng vào luôn chính chiến lược social media của mình.
Lắng nghe mạng xã hội những gì mọi người nói về công ty bạn
- Để ngăn chặn khủng hoảng leo thang và tiếp cận đến những khách hàng mới, bạn cần ngăn chặn mọi nguy cơ dẫn đến khủng hoảng.
- Với một thế giới nơi mọi người online khắp mọi lúc, mọi nơi, bạn cần biết những gì đang xảy ra với thương hiệu của mình nhanh nhất có thể.
- Để theo dõi thương hiệu một cách hiệu quả, bạn cần một công cụ lắng nghe mạng xã hội
- Đầu tiên bạn cần thiết lập một tài khoản free trial. Ở màn hình chính, hãy nhập từ khóa mà bạn muốn theo dõi.
Nghĩ về:
- Tên thương hiệu, tên sản phẩm , dịch vụ
- Hashtag của thương hiệu
- Hashtag campaign
- Tên của CEO hoặc những nhân sự nổi tiếng
- Những từ liên quan trực tiếp đến ngành của bạn
Kịch bản xử lý khủng hoảng truyền thông.
- Việc đầu tiên là: Lên danh sách ban giải quyết khủng hoảng. Trong đó cần có mặt của hai nhân vật quan trọng là: Người đứng đầu Doanh nghiệp và người phát ngôn cho Doanh nghiệp.
- Tiếp theo: Thống nhất phương án triển khai thực hiện khủng hoảng. Sau khi được các thành viên ban gaiir quyết khủng hoảng cân nhắc và quyết định.
- Sau đó, Doanh nghiệp cần phải thiết lập đường dây nóng. Và thường trực giữa công ty và các thành viên trong ban.
- Chuẩn bị đơn vị hậu cần để phục vụ 24/24 ngay khi có sự cố khủng hoảng xảy ra.
- Chuẩn bị kinh phí cho quá trình xử lý khủng hoảng, Doanh nghiệp cần phải lập quỹ rủi rõ. Và lưu ý nguyên tắc “không quá tiết kiệm trong khủng hoảng”.
- Họp khẩn và huấn luyện chớp nhoáng nguồn nhân lực. Để mỗi cá nhân đều có đủ khả năng để giải quyết các tình huống từ bên ngoài. Nhất là trong giai đoạn Doanh nghiệp phải đối diện với việc xử lý khủng hoảng truyền thông.
- Bạn có thể thắc mắc tại sao cần lắng nghe những cụm từ liên quan đến ngành. Liệu như thế có bị dàn trải hay không?
Câu trả lời là, khủng hoảng của đối thủ cũng có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn. Đò là lý do tại sao bạn cần nắm được cả những thông tin diễn biến liên tục về những công ty khác.
Một khi bạn tạo dự án thành công, công cụ social listening sẽ bắt đầu thu thập những đề cập công khai trên mạng xã hội có liên quan đến từ khóa bạn chọn.
Nhờ có lắng nghe mạng xã hội, bạn có thể:
Biết về bất kỳ sắc thái tiêu cực nào về thương hiệu của bạn giúp bạn dễ dàng ngăn chặn khủng hoảng gia tăng.
Chuẩn bị thước đo để dễ dàng phát hiện sự thay đổi đột biến trong tổng lượng đề cập
Cách xử lý khủng hoảng truyền thông
Chuẩn bị sẵn sàng
Cách tốt nhất để dập tắt đám cháy là có các thiết bị cứu hoả sẵn sàng hoạt động. Hãy đảm bảo rằng các thiết bị truyền thông, quan hệ công chúng chuyên nghiệp nhất đã sẵn sàng hoạt động. Dự báo trước một sự kiện khủng hoảng (chiến tranh, tấn công khủng bố, thiên tai, lộ thông tin, phá sản, tội ác v.v...) không bao giờ dễ dàng, nhưng khi điều tồi tệ đó xảy ra, bạn cần có ngay một đội chuyên nghiệp sẵn sàng phản ứng nhanh chóng và trung thực trong quan hệ và kiểm soát giới truyền thông "săn tin". Lập một danh mục và ghi ra các công việc cần chuẩn bị để ứng phó với tình hình và theo dõi nguồn nhân lực
Thu thập các dữ kiện
Đảm bảo thu thập đầy đủ các dữ kiện. Xem xét các dữ kiện cùng các chuyên gia tư vấn về vận hành hoặc pháp lý để xác định những điểm có thể cung cấp cho báo chí, những điểm phải tuyệt đối giữ kín. Nỗ lực cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt nhưng không gây tác động xấu đến hình ảnh của khách hàng. Điều phối nhóm chuyên gia cao cấp với nhóm nhân viên quan hệ công chúng và vận hành, trao đổi tình hình và lắng nghe mọi ý kiến. Liên tục truyền thông với các thành viên của nhóm quản trị khủng hoảng. Luôn có sẵn các thiết bị truyền thông dự phòng, từ điện thoại di động, bộ đàm, đến máy phát điện.
Hành động trước
Luôn chủ động. Nếu bạn phản ứng lại một sự kiện khủng hoảng, bạn sẽ thấy bản thân bị nghiền nát, bị áp đảo, cuốn đi quá nhanh và mất khả năng kiểm soát. Báo giới cần liên tục được tiếp thêm sức mạnh với tài liệu và hình ảnh - trên giấy và bằng file điện tử, cung cấp phương tiện hiệu quả công bố các thông tin, dữ kiện liên quan tới câu chuyện từ bạn. Nếu bạn không kiểm soát tin tức bằng các dòng sự kiện liên tục và kịp thời, giới truyền thông sẽ tìm ra và truyền đi các tin đồn. Chuẩn bị các bản thông cáo báo chí, hình ảnh, bản đồ, đoạn phim. Sẵn sàng các thiết bị gửi email và fax để truyền đi thông điệp của bạn.
Trung tâm họp báo
Trung tâm họp báo phục vụ truyền thông khủng hoảng không có gì khác biệt so với trung tâm họp báo hay trung tâm thông tin của một triển lãm công nghệ cao. Thiết lập trung tâm họp báo gần nơi xảy ra sự kiện nhưng tránh quá gần khiến các ống kính truyền hình có thể ảnh hưởng tới công việc của khách hàng.
Liên lạc với giới truyền thông
Tập hợp các số điện thoại di động, số máy nhắn tin, địa chỉ email của các phóng viên đang tác nghiệp để nhanh chóng và hiệu quả liên lạc với báo chí, thông báo các tin mới nhất. Đừng quên ghi lại số điện thoại văn phòng của họ để dự phòng. Ở cấp chính phủ, có thể thực hiện bằng cách cấp thẻ báo chí và lưu giữ các thông tin này trong cơ sở dữ liệu và yêu cầu các đại diện báo chí luôn phải mang thẻ này khi tác nghiệp.
Sử dụng Internet
Internet là cách nhanh nhất và đơn giản nhất để đưa thông tin tới các phóng viên và biên tập viên trước khi công bố. Xây dựng một địa chỉ Internet được duy trì 24/7 với các tài liệu và hình ảnh mới nhất có liên quan tới sự kiện khủng hoảng. Chắc chắn rằng bạn có các hệ thống bảo mật tốt nhất. Sử dụng email để trực tiếp thông tin cũng là cách thường được sử dụng.
Trong mọi cuộc khủng hoảng, thông tin luôn là yêu tố quyết định. Việc quản lý thông tin và cách thức công bố thông tin tới công chúng và báo giới trong nhiều trường hợp có khả năng quyết định sinh-tử.
Thiết lập một vành đai bảo vệ
Nếu sự kiện khủng hoảng liên quan tới xung đột, hay thiên tai, hãy cùng với cảnh sát, lực lượng cứu hỏa hoặc quân đội thiết lập một vành đai bảo vệ với các tín hiệu rõ ràng: khu vực tội phạm, khu quân sự, hay đơn giản là miễn vào.
Khi thảm kịch xảy ra tại Trung tâm thương mại quốc tế, ít nhất trong vòng ba ngày, đã không có bất kỳ vành đai nào được lập nên. Không tín hiệu, không rào cản. Điều này dẫn tới sự hỗn độn giữa phóng viên, nhiếp ảnh, cảnh sát, và phòng vệ quốc gia. Vành đai bảo vệ ngăn cản công chúng và báo giới làm xáo trộn các bằng chứng và/hoặc gây nguy hiểm cho chính họ.
Kiểm soát tin tức
Thành lập một nhóm với chức năng duy nhất là theo dõi và phân tích các bản tin (giấy và điện tử) 24/7. Khi một câu chuyện hay một tin đồn xuất hiện với nội dung không chính xác hoặc bất lợi, bạn sẽ có ngay những công cụ hiệu quả để phản ứng nhanh chóng và sẵn sàng hóa giải các nội dung tiêu cực. Trong một vài trường hợp, hãy cố gắng có được các bản thảo trước khi chúng được chuyển đi, nhiều sai lầm sẽ được ngăn chặn qua việc hỗ trợ và cộng tác chặt chẽ với báo giới nhằm giúp họ đảm bảo thông tin chính xác và trung thực.
Tóm tắt thông tin hàng ngày
Nếu báo chí không tìm đến bạn tức là bạn đang có vấn đề. Nếu bạn không kiểm soát được dòng thông tin, báo chí sẽ tìm chúng ở các nguồn khác, các tin đồn. Điều này có thể làm giảm niềm tin của công chúng với bạn và tạo cho bạn hình ảnh tiêu cực. Các diễn đàn được tổ chức hàng ngày cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan sẽ cung cấp cho báo chí đầy đủ các thông tin cần thiết. Cần chú ý tới thời điểm thực hiện đàm thoại và công bố thông tin với thời hạn lên khuôn của các báo.
Đưa ra các thông điệp ngắn hàng ngày
Trong thời đại quá tải thông tin này, công chúng không có đủ thời gian để đọc toàn bộ câu chuyện. Thông điệp ngắn có thể được đưa ra vào các chương trình tin tức buổi tối trên truyền hình. Gửi tới công chúng các thông điệp ngắn và đơn giản. Có ít nhất một người phụ trách việc phân tích các sự kiện trong ngày và các sự kiện đang được chờ đợi sẽ xảy ra.
Sự thật và chỉ duy nhất sự thật
Đảm bảo chắc chắn các thông tin gửi tới giới truyền thông hoàn toàn chính xác. Chỉ cần một thông tin sai lệch, bức màn thiêng về tín nhiệm của bạn với công chúng sẽ bị xé toạc. Nếu bạn có các tài liệu bất lợi - và không ai cầu xin bạn phát tán chúng, thì hãy áp chặt các tài liệu đó vào ngực. Đừng đánh thức một con chó đang ngủ say. Nếu các tài liệu đó được công bố, bạn phải phản ứng lại ngay lập tức với thái độ thành khẩn nhất. Bạn cũng có thể phân tán sự chú ý của đám đông nếu vấn đề đang giải quyết có mức độ nhạy cảm cao.
Người phát ngôn
Bạn cần điều phối một "tổ chức phát ngôn" với các chuyên gia được huấn luyện chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm với các tình huống tương tự cũng như có khả năng ăn nói trôi chảy trước ống kính máy quay. Các phát ngôn viên giỏi nhất có thể bảo đảm rằng họ sử dụng đúng từ, cách xuất hiện của họ hoàn toàn tự tin và lưu loát cho tới những giây cuối cùng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cần đảm bảo các phát ngôn viên đều nhận được đầy đủ thông tin cập nhật và truyền tải một thông điệp duy nhất.
Nói chậm
Có lẽ, đây chính là điểm quan trọng nhất đối với một phát ngôn viên chuyên nghiệp. Khi nói chậm, bạn có thể tổ chức các ý trong đầu và kiểm soát từng câu chữ phát ra. Nói liến thoắng là biểu hiện của sự hồi hộp. Khi nói chậm, bạn gửi ra tín hiệu của sự tự tin và bình tĩnh. (Ngoài ra, nói chậm cũng giảm thiểu các vấn đề về ngôn ngữ.)
Ghi nhận sai lầm
Nếu khách hàng của bạn nói hay thực hiện một điều không chính xác, cần ghi nhận lỗi lầm này với báo giới bằng một lời xin lỗi. Hãy luôn tỏ ra trung thực và chân thành. Cả giới truyền thông và công chúng sẽ tôn trọng và ghi nhận hành động của bạn.
Luôn bật máy ghi âm
Bảo vệ chính bản thân bạn và khách hàng của bạn. Bạn sẽ không bao giờ muốn tham dự một buổi phỏng vấn hay công bố thông tin mà không mang theo máy ghi âm hay ghi hình của mình. Khi giới truyền thông nhận biết các cơ chế kiểm soát này, họ sẽ không còn xu hướng trích dẫn sai lệch thông tin. Và nếu phát biểu của bạn có bị trích dẫn sai, thì bây giờ bạn đã sẵn sàng cho các tình huống "ông ấy nói..." hay "bà ta phát biểu..." Ngoài ra, nếu các bình luận không chính xác không được rút lại hoặc tạo thêm tổn thất cho khách hàng của bạn, thì bạn đã sẵn sàng để đệ đơn kiện cho hành vi bôi nhọ hay vu khống.
Không có gì không chính thức
Khi phóng viên nói, "OK, hãy trao đổi không chính thức", đừng tin họ. Đúng, đa số các nhà báo đều trung thực và tôn trọng phát biểu của bạn, nhưng bạn sẽ luôn gặp một hay hai kẻ vẫn thu âm dù đã tắt máy quay! Trong tình trạng khủng hoảng, bạn không thể chấp nhận chi phí "lộ thông tin".
Kiểm soát đám đông
Cộng đồng truyền thông là những người năng động và đầy sáng tạo. Bạn không thể kiểm soát được 1.000 phóng viên cho dù đã có cả một đội quân các phát ngôn viên chuyên nghiệp. Trong một số tình huống, khi có sự tham gia của cảnh sát, quân đội, hay lực lượng bảo vệ, bạn sẽ không bao giờ muốn xuất hiện các bức ảnh trong đó nhân viên cảnh sát, sĩ quan quân đội, hay phụ trách bảo vệ đang bắn cảnh cáo đám đông phóng viên. Cố gắng bố trí các địa điểm thuận lợi cho các phóng viên tác nghiệp và không làm ảnh hưởng tới hoạt động của bạn hay khách hàng của bạn. Bố trí thành viên của nhóm truyền thông quản trị khủng hoảng tại các địa điểm đó.
Không bao giờ nói "Miễn bình luận"
Với câu hỏi bạn không muốn trả lời hoặc không có câu trả lời, hãy nói "Đó là một câu hỏi hay, tuy nhiên, hiện tại, phía tôi chưa được phép bình luận cho vấn đề này, tôi sẽ trả lời anh sau". Yêu cầu người phóng viên chuyển cho bạn số điện thoại, địa chỉ email và hẹn sẽ trả lời anh ta sớm nhất có thể. Nếu bạn có thời gian, hãy trả lời anh ta sau đó. Bạn không bao giờ muốn xuất hiện trước công chúng với hình ảnh đang che giấu một điều gì đó. Bạn sẽ không bao giờ muốn tin đồn thay thế cho sự thật
Tạo sự đồng cảm
Nếu tình huống khủng hoảng đang tiếp diễn (ví dụ bắt cóc con tin) và giới truyền thông đang cắm trại bên ngoài, chờ đợi cả ngày dưới ánh nắng thiêu đốt và giá lạnh ban đêm để có được các tin tức mới nhất, hãy đồng cảm với họ. Bạn có thể hỏi liệu họ có cần các trợ giúp cá nhân không? Chuyển cho họ một vài chai nước, hoa quả, bánh mỳ, cà phê, bánh ngọt với tinh thần hợp tác. Dù bạn tin hay không tin, nhiệt huyết vẫn chảy trong mỗi phóng viên - những người đang chịu áp lực rất lớn từ toà soạn của mình. Hãy cố làm cho tình thế trở nên dễ dàng và an toàn hơn cho họ ở mức tối đa có thể. Bằng cách này, bạn sẽ tạo ra môi trường thân thiện để đưa thông điệp của mình đến thế giới.
Cuối cùng, luôn bày tỏ tinh thần lạc quan và chia sẻ với mọi bên liên quan
Diễn đạt sự thật trung thực và với tinh thần lãnh đạo trong suốt thời gian khủng hoảng là trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng của bạn
Các bước xử lý khủng hoảng truyền thông cho Doanh nghiệp.
Như phía trên đã nói, để xử lý khủng hoảng tốt nhất, Doanh nghiệp cần lên môt lịch trình và có sự chuẩn bị trước.
Bước 1: Lập team xử lý khủng hoảng.
Khi có sự cố xảy ra, Doanh nghiệp lên lập ngay một team để xử lý khủng hoảng đó. Đồng thời có sự phân công rõ ràng chức năng và trách nhiệm của từng người.
Ban xử lý khủng hoảng truyền thông thường bao gồm: Ban giám đốc; Người phụ trách pháp lý của Doanh nghiệp; Trưởng phòng nhân sự; Các cán bộ an toàn và trưởng phòng PR; Trưởng bộ phận nơi xảy ra khủng hoảng…
Bước 2: Hợp tác với báo chí và chính quyền nơi kinh doanh.
Luôn sẵn sàng tiếp đón giới truyền thông và chính quyền địa phương. Theo một tình huống được đưa ra rành mạch theo một kịch bản đã lên sẵn.
Hãy học cách lắng nghe và luôn trong tư thế hòa giải tất cả mọi chuyện. Ngay cả khi Doanh nghiệp có bị cáo buộc nhưng chưa rõ ràng.
Bước 3: Hãy phát ngôn và hành động một cách nhất quán.
Để dư luận có thể nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của Doanh nghiệp đến sự việc đang xảy ra. Đồng thời thấy được tính nhất quán trong quá trình xử lý khủng hoảng truyền thông; Và đồng tình với Doanh nghiệp.
Để cộng đồng xem rằng: Sự việc đang xảy ra với Doanh nghiệp chỉ mang tính hiện tượng chứ không thuộc về bản chất. Thì Doanh nghiệp cần phải thực hiện xử lý khủng hoảng đồng bộ. Đảm bảo mọi thứ thống nhất từ khâu phát ngôn của Doanh nghiệp; Cho tới các biện pháp xử lý khủng hoảng. Không nên thể hiện tinh thần tránh né, hứa hẹn, vòng vo trước truyền thông.
Bước 4: Cách ly, xử lý thông tin trong khủng hoảng.
Khủng hoảng xảy ra có thể không liên quan nhiều tới các thị trường khác của Doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta nên chặn ngay trước khi chúng lan rộng.
Hãy tìm đồng minh khi xử lý khủng hoảng truyền thông. Điều này không phải Doanh nghiệp nào cũng làm được. Nhưng hãy đảm bảo nó được cho vào phương án xử lý của bạn.
Hãy tìm những cá nhân, tổ chức có tiếng nói và tầm ảnh hưởng tới công chúng. Và có liên quan tới lĩnh vực rủi ro của bạn. Để có được những phát ngôn khách quan và giữ uy tín của Doanh nghiệp. Hãy sắp xếp khéo léo để những thông tin được đưa ra và xuất hiện trên thị trường một cách có lợi nhất cho Doanh nghiệp.
Bước 5: Đặt lợi ích cộng đồng lên trên:
Khủng hoảng xảy ra là một thiệt hại với Doanh nghiệp. Nhưng nhìn ở một cách khách quan hơn thì đây cũng là cơ hội để bạn chứng minh mình “Trong sạch”, uy tín với cộng đồng. Và “trung thành phục vụ” khách hàng mục tiêu.
Hãy lấy lợi ích của cộng đồng (khách hàng) làm trung tâm trong quá trình hành động xử lý khủng hoảng truyền thông. Hãy tạm bỏ qua những tổn thất nhỏ để bảo vệ hình ảnh. Để giữ vị trí đẹp của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.
Bước 6: Rút ra bài học sau khủng hoảng truyền thông.
Sau chương trình xử lý khủng hoảng sẽ là một bài học quý giá của công ty. Hãy xem xét lại thương hiệu của bạn, từ nhận diện đến cảm xúc của khách hàng.
Hình ảnh mới xây dựng lại nên được xem xét. Nếu khủng hoảng xảy ra trầm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu cũ.
Hãy lập cho Doanh nghiệp một hệ thống phòng ngự rủi ro vững chắc với những người làm PR chuyên nghiệp.
Không nên:
- Quanh co, chối trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm.
- Cư xử trên tiền.
- Nóng giận, phát ngôn, hành động thiếu kiềm chế.
- Phát ngôn hành động không nhất quán.
- Xóa bài (các motor tìm kiếm tự động hoạt động liên tục và xóa bài chứng tỏ doanh nghiệp đang có điều giấu diếm, điều này càng kích thích nhà báo và đối thủ đào sâu, nghiên cứu)
Dịch vụ xử lý khủng hoảng truyền thông bằng SEO
Sau quá trình trau dồi và tìm hiểu các kiến thức Marketing từ tổng quan đến chi tiết, Viết Bài Xuyên Việt hiểu rằng:
Một thương hiệu tốt có thể bị chết đi nếu không thể vượt qua cơn khủng hoảng truyền thông
Vì vậy, chúng tôi dùng nền tảng kỹ năng viết lách và hệ thống liên kết với >200 trang báo chính thống Việt Nam, >300 trang tin tức quốc tế, >500 website cá nhân và >200 Forum/Web Rao vặt tại Việt Nam để thực hiện dịch vụ xử lý khủng hoảng truyền thông trên nền tảng Google.
Gói Basic ( 1-2 kết quả tích cực ở trang 1 google) |
|
75tr |
Gói Standard ( 1-2 kết quả tích cực ở trang 1 google) |
|
145tr |
Premium > 5 kết quả tiêu cực trên trang 1 Google |
|
320tr |
Giá trị cốt lõi mà gói dịch vụ xử lý khủng hoảng truyền thông này mang lại gồm có:
- Thay thế toàn bộ kết quả các thứ hạng đầu tiên bằng bài viết đính chính sự thật
- Xóa bỏ các bài viết sai sự thật/tin đồn thất thiệt
- Đính chính lại cho thương hiệu trên các trang báo điện tử/báo giấy hàng đầu Việt Nam
- Tăng độ phủ thương hiệu trên hàng trăm website nhiều nền tảng
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bằng hệ thống các trang mạng xã hội phổ biến nhất thế giới.
- Xây dựng hệ thống Backlink tầng 2 giúp các thứ hạng được đảm bảo vị trí trong thời gian dài.
GIÁM ĐỐC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH & SALE: LƯƠNG HỒ TRÂN có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc xử lý khủng hoảng.
- Chúng tôi tự hào là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực truyền thông
- Đối tác với nhiều thương hiệu lớn và độ tin cậy cao
- Với chúng tôi, nhiều thương hiệu lớn tin cây như : Tập Đoàn Thể Thao Kingsport, Yakyo, Tập Đoàn Navavina, Tập Đoàn Martino, Tập Đoàn An Gia, Tập Đoàn Onebe Land.....
- Nhiều dự án lớn mà chúng tôi đã tham gia
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
- Đội ngũ nhân viên của Digital Marketing top 1 chuyên nghiệp bởi những nhân viên trẻ năng động, sáng tạo và nhiệt huyết
Tóm lại, trong kinh doanh luôn tồn tại những rủi ro khó lường và khi những tin đồn khủng hoảng xảy ra với thời đại công nghệ ngày nay thì độ lan truyền không thể nào kiểm soát được. Điều đó đòi hỏi cần xử lý khủng hoảng thông tin trong cộng đồng khi bắt đầu xảy ra với một đơn vị Agency xử lý khủng hoảng chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm.
xem thêm: Bảng giá dịch vụ Digital Marketing