Công ty Lập Kế Hoạch Marketing

Bản kế hoạch marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ trong doanh nghiệp đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường mục tiêu. Giúp bạn thực hiện các hoạt động marketing tốt nhất, từ đó giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mục tiêu so với các đối thủ cạnh tranh. Các lợi ích mà doanh nghiệp của bạn nhận lại được khi xây dựng một bản kế hoạch marketing:

 

- Xác định được thị trường mục tiêu của bạn và hiểu cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu của họ

- Xác định được đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu của bạn nghĩ gì về điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ

- Định vị được thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn để thị trường mục tiêu của bạn thấy doanh nghiệp của bạn tốt hơn hoặc khác với đối thủ cạnh tranh

- Đặt các mục tiêu và khung thời gian cụ thể, có thể đo lường được cho các hoạt động tiếp thị của bạn

- Giúp doanh nghiệp bạn vạch ra một chiến lược để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn, bao gồm các thông điệp, kênh và công cụ bạn sẽ sử dụng.

- Giúp mọi người trong công ty hành động trên cùng một định hướng của những nỗ lực marketing.

Để xây dựng một bản kế hoạch marketing hiệu quả có thể tốn thời gian, ngân sách của doanh nghiệp tuy nhiên nó là một quá trình rất có giá trị có thể đóng góp rất lớn cho thành công kinh doanh của bạn và là một quá trình cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện.

1. Nghiên cứu thị trường

Đây là công việc rất cần thiết mà bất kỳ chiến dịch marketing nào dù là marketing online hay marketing truyền thống đều phải thực hiện một cách kỹ lưỡng. Công việc của bạn đó là phải thu thập, tổ chức, ghi lại dữ liệu thị trường đang mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Khi nghiên cứu thị trường thì bạn cần lưu ý một sốvấn đề sau:

  • Tính năng, mô hình của thị trường bao gồm cả thời vụ đó

  • Tính năng nhân khẩu học, phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu của bạn. Nghiên cứu nhu cầu mua hàng

  • Dựa vào Google để nghiên cứu thị trường sản phẩm hiện đang có, sản phẩm cạnh tranh

  • Thực trạng doanh số bán hàng

  • Các đơn vị cung ứng và các đơn vị sản xuất mà bạn cần dựa vào

  • Thị trường mục tiêu nên chọn 1,2 thị trường ngách chứ không lên đánh 1 thị trường tập trung lớn. Thường thị trường ngách sẽ có ít đối thủ hơn và nếu là người đi đầu bạn sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối.

2. Mô tả Lợi ích mà Sản phẩm đem lại cho khách hàng

Khi nói đến sản phẩm, thay vì mô tả các đặc tính, cấu tạo của sản phẩm, Bạn nên đề cập đến những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng khi họ sử dụng chúng.

3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh rất cần thiết, nó sẽ giúp bạn nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Từ đó đưa ra những đề xuất để bán hàng tốt hơn, đặc biệt xoáy sâu vào thế mạnh của doanh nghiệp bạn. Khi nghiên cứu và phân tích đối thủ cần trả lời các câu hỏi sau:

Điều gì khiến bạn nổi bật hơn đối thủ?

Vì sao bạn đặc biệt?

Tại sao khách hàng nên chọn bạn thay vì một đối thủ khác? Bạn càng có nhiều khác biệt với đối thủ bạn càng có nhiều cơ hội thành công.

4. Sứ mệnh

Bất cứ chiến dịch nào cũng cần có một vài câu slogan làm khẩu hiệu tuyên bố sứ mệnh

“Chìa khóa thị trường” – bạn đang bán hàng cho ai – thật cụ thể, riêng biệt!

“Đóng góp” – bạn đang bán cái gì.

“Khác biệt” – đề xuất bán hàng độc đáo của bạn – tại sao bạn khác biệt trong cạnh tranh?

5. Chiến lược Digital Marketing

Viết ra một chiến lược Digital Marketing và promotion cụ thể mà bạn muốn sử dụng hoặc để tham khảo sử dụng. Những chiến lược marketing online được xem xét sử dụng bao gồm:

Search Engine Optimization ( SEO ): đây là chiến dịch mả bạn phải tối ưu hóa website của bạn với các công cụ tìm kiếm như Google,Bing, Yahoo… làm sao cho website của bạn đứng ở trang 1 Google với các từ khóa liên quan đến nội dung, sản phẩm, dịch vụ của website bạn. Phương pháp này sẽ đem đến cho bạn một lượng khách hàng đều đặn và miễn phí hằng ngày. Để làm được điều này bạn có thể thuê công ty SEO hoặc bạn tự làm nếu bạn có kiến thức SEO vững chắc.

Pay Per Click – Search Engine Marketing ( SEM ): đây là dịch vụ mà bạn sẽ phải đấu thầu và trả tiền cho các lượt click, truy cập đến website của bạn thông qua các quảng cáo.

Affiliate Marketing: Sử dụng các website khác quảng cáo cho sản phẩm của bạn và trích cho họ phần trăm lợi nhuận

Trao đổi liên kết: đây là một phương án rất hay bạn vừa có thể gia tăng sự phổ biến của website, vừa có thể thu hút thêm nhiều khách hàng và nó cũng trợ giúp cho SEO rất tốt nếu các website bạn trao đổi là các website uy tín.

Viết bài và chia sẻ: bạn có bài viết hay và được nhiều người chia sẻ thì thông tin của bạn sẽ được viral một cách nhanh chóng và điều này cũng giúp cho website của bạn được bộ máy tìm kiếm đánh giá cao hơn

6. Chiến dịch quảng cáo truyền thống

  • Digital Marketing thành công là phải biết kết hợp với marketing truyền thống

  • Sử dụng thư chào hàng, tờ rơi, bưu thiếp…

  • Sử dụng các danh bạ, biển quảng cáo, trang vàng, radio, truyền hình..

  • Tổ chức event, hội thảo

  • Viết bài cho tạp chí, báo địa phương và các ấn phẩm khác trong lĩnh vực của bạn điều này sẽ giúp bạn được mọi người biết đến như là một chuyên gia

  • Bán hàng trực tiếp

  • Sử dụng thông cáo báo chí, triển lãm

  • Tổ chức chương trình giới thiệu

  • Co-marketing với các doanh nghiệp mà đang chia sẻ thị trường mục tiêu với bạn

  • Hàng đổi hàng

7. Giá cả, định vị và xây dượng thương hiệu

Từ những thông tin đã thu thập được, thiết lập chiến lược để xác định giá của sản phẩm, vị trí mà sản phẩm của bạn sẽ đạt được trên thị trường và cách mà bạn sẽ có được nhận thức về thương hiệu.

8. Ngân sách cho hoạt động Digital marketing

Ngân sách ở đây ý nói đến khoản tiền dự kiến mà bạn bỏ ra để thực hiện các hoạt động cần phải thực hiện ứng với chiến dịch Digital marketing của bạn. Bất cứ một hoạt động nào cũng cần phải lên kế hoạch chi tiêu, sử dụng ngân sách một cách chu đáo tránh trường hợp lãng phí hoặc chậm tiến độ do thiếu ngân sách. Nói tóm lại là ngân sách chi tiêu cho chiến dịch phải phù hợp với khả năng của bạn và thời gian triển khai chiến dịch.

9. Mục tiêu tiếp thị

Hãy đưa ra các con số cụ thể mà bạn mong muốn có được trong chiến dịch. VD: “Mục tiêu của chiến dịch này là có được ít nhất 15 khách hàng mỗi tháng hoặc tạo ra 200 khách hàng tiềm năng mỗi tháng.”

10. Đo lường kết quả hoạt động Digital Marketing

  • Xuyên suốt quá trình triển khai chiến dịch Digital marketing, Bạn luôn phải tiến hành hoạt động đo lường, kiểm tra để từ đó phát hiện những rủi ro có thể xảy ra, từ đó có sự hiệu chỉnh cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả mà Ban lãnh đạo đề ra. Để tiến hành hoạt động này, bạn cần thực hiện các công việc sau:

  • Khảo sát khách hàng xem họ hài lòng hay không

  • Theo dõi doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, lượng khách truy cập website và doanh số

  • Xác định chiến lược marketing nào đang mang lại hiệu quả cao nhất, chiến lược nào ít hiệu quả nhất

  • Đo lường hiệu quả, lợi nhuận thu đ

Mục Lục Nội Dung

1. Tìm hiểu chung về kế hoạch marketing

1.1 Kế hoạch marketing là gì?

1.2 Tại sao cần lập kế hoạch marketing?

1.3 Một số vấn đề lớn của việc lập kế hoạch

1.3.1 Cấp quản lý không làm việc cùng nhau

1.3.2 Sự nhầm lẫn khi phân biệt Chiến lược và Chiến thuật

1.3.3 Thiếu nguồn lực

1.3.4 Thiếu giả định về sự thay đổi của khách hàng

1.3.5 Đặt ra kỳ vọng không thực tế

1.3.6 Thiếu tập trung vào một mục tiêu

2. Quá trình lập Kế hoạch Marketing

2.1 Giai đoạn thứ nhất: Phân tích tình hình

2.1.1 Thông tin chung về thị trường (Market summary)

a. Thông tin chung về thị trường là gì?

b. Thị trường và các thuộc tính của nó

b.1 Các yếu tố về nhân khẩu học có liên quan và lối sống

b.2 Vị trí của khách hàng (địa phương, khu vực, quốc gia hoặc quốc tế)

b.3 Đánh giá về quy mô thị trường và mức tăng trưởng ước tính của thị trường

b.4 Xác định nhu cầu thị trường

b.5 Xác định xu hướng thị trường

2.1.2 Phân tích về cạnh tranh (Competition)

2.1.3 Phân tích về sản phẩm

2.1.4 Phân tích SWOT

2.1.5 Chìa khóa thành công và các vấn đề nghiêm trọng

2.2 Giai đoạn thứ hai: Xây dựng chiến lược

2.2.1 Mục tiêu marketing (Goal)

2.2.2 Thị trường mục tiêu

2.2.3 Định vị

2.3 Giai đoạn thứ ba: Phát triển chiến thuật

2.3.1 Mô hình Kim Tự Tháp trong quá trình lập kế hoạch marketing

2.3.2 Áp dụng Marketing Mix

2.3.3 Thông tin về tài chính

2.4 Giai đoạn thứ tư: Đo lường

Kết luận

1. Một số công cụ digital marketing bổ trợ

11.1. FBninjar.com - Công cụ seeding tự động lên facebook ngay cả khi offline

11.2. NinjaMailpro.com - Phần mềm email marketing dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

11.3. Hit2Traffic.com - Công cụ đăng tin tự động vào 17 mạng xã hội nổi tiếng

11.4. 121Projects.com - Công cụ quản lý dự án dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

11.5. GenDoc24h.com - Công cụ tự động tạo hợp đồng lao động hàng loạt

zalo