4C marketing là gì, 4Cs Marketing Model,

Xu hướng xã hội thay đổi không ngừng nghỉ và thị trường dịch vụ đang dần bão hoà khiến người tiêu dùng luôn phải chóng mặt khi có rất nhiều sự lựa chọn với các sản phẩm. Vì vậy, sử dụng marketing như một chiến lược thông minh mới có thể giúp doanh nghiệp giữ chân nhiều khách hàng trung thành.

So với mô hình Marketing Mix 4P thì 4C đang ngày càng phổ biến với tính thực tế cao. Vậy 4C trong marketing là gì và làm thế nào để ứng dụng chiến lược 4C trong tiếp thị một cách hiệu quả?


Mô hình 4C Marketing là như thế nào?


4C được gọi tắt bằng 4 từ: Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) – Convenience (sự thuận tiện) – Customer cost (chi phí khách hàng bỏ ra) – Communication (giao tiếp/truyền thông).

Mô hình 4C Marketing được Robert F. Lauterborn phát triển vào khoảng năm 1990. Đây là một mô hình phát triển của mô hình Marketing Mix 4P. 4C trong Marketing là tập trung hoàn toàn vào những yếu tố liên quan đến khách hàng.

Nếu như mô hình Marketing 4P được dựa trên những chương trình Marketing tập trung nhiều vào các thứ mà doanh nghiệp có thể làm, từ việc phát triển sản phẩm, dịch vụ cho đến cách tiếp thị và quảng cáo thì mô hình Marketing 4C chỉ tập trung vào nhu cầu của khách hàng và giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai các chiến lược Marketing đúng với đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến.


Mô hình Marketing Mix 4C sẽ hướng đến quan điểm của nhóm người tiêu dùng trẻ, những người phải đối diện với sự lựa chọn sản phẩm cũng như dịch vụ giữa hoàn cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh như hiện nay. Thay vào đó là tập trung rất nhiều vào phía bên tiêu dùng thì mô hình Marketing 4C sẽ đặt khách hàng làm trọng tâm để qua đó có thể xác định được những mục tiêu của Marketing một cách hiệu quả nhất và chính xác insight khách hàng nhất.

Chuyên gia Cố Vấn Marketing Lương Hồ Trân nhận giải thưởng chuyên gia Marketing xuất sắc 2023

Kinh Nghiệm Thực Chiến Chuyên gia Marketing Lương Hồ Trân " Giải Pháp Toàn Diện cho Mọi Vấn Đề Marketing & Sale - Tăng Trưởng Doanh Thu Bền Vững

 

1. 18 năm phát triển & định vị thương hiệu

2. 15 năm kinh nghiệm Digital Marketing

3. 10 năm kinh ngghiệm giải quyết khủng hoảng truyền thông

4. 06 năm đào tạo Digital Marketing tổng thể cho CEO

5. 06 năm đào tạo đội nhóm bán hàng trên Digital Marketing

6. 02 năm Marketing Blockchain

>> Tìm hiểu về chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân

Truyền hình HTV7 phỏng vấn Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân


Vai trò của 4C trong Marketing


Một doanh nghiệp khi đã phân khúc tiếp thị và xác định được đối tượng mục tiêu rồi thì giai đoạn tiếp theo là định vị chỗ đứng của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng. Mô hình 4C là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp không những bán được sản phẩm mà còn giữ được khách hàng thông qua việc thăm dò ý kiến và giao tiếp hiệu quả.

4C trong tiếp thị có thể mang lại lợi ích trong thời gian lâu dài đối với doanh nghiệp. Bởi chiến lược Marketing buộc những nhà tiếp thị phải thật sự hiểu đối tượng người tiêu dùng trước khi phát triển một sản phẩm.

Doanh nghiệp cần sử dụng giao tiếp xuyên suốt cả quy trình và khởi đầu với việc hiểu khách hàng muốn gì và cần gì ở sản phẩm.

"Khách hàng là thượng đế". Đây cũng là kim chỉ nam giúp một nhãn hàng có thể thành công và 4C cũng được phát triển theo giá trị này. Áp dụng 4C vào tiếp thị sẽ giúp doanh nghiệp lấy được niềm tin yêu của khách hàng, qua đó tăng doanh thu và giá trị thương hiệu về dài lâu.

Chi tiết mô hình 4C

1. Customer (Giải pháp cho khách hàng)
Chữ C đầu tiên trong mô hình marketing mix này có ý nghĩa là mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Thay vì tập trung vào bản thân sản phẩm thì ta sẽ tập trung vào việc lấp đầy khoảng trống giữa cuộc sống của khách hàng.

Các yếu tố cần cân nhắc: Giá trị sản phẩm/dịch vụ, đối thủ cạnh tranh và định vị trên thị trường.

Để sử dụng khái niệm tiếp thị 4Cs, bạn phải xác định rõ ràng về đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Khi tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu và xác định nhu cầu của khách hàng, ta cần nhớ những điều sau:

Để định vị sản phẩm hoặc dịch vụ nào có giá trị nhất, bạn phải biết khách hàng cần và muốn gì. Tiếp theo, xem xét cách phù hợp để xác định nhu cầu của khách hàng.
Vị trí thị trường của sản phẩm được đo bằng giá trị của sản phẩm trong tâm trí khách hàng.
Một khi bạn hiểu khách hàng của mình thì việc đưa ra một sản phẩm có giá trị đối với khách hàng sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
Cách dễ nhất để xác định vấn đề chính là phân tích thị trường sơ cấp (primary research) và thứ cấp (secondary research). Bằng cách này, một công ty có thể hiểu được điều mà khách hàng muốn và sau đó đưa nó trở thành trung tâm trong chiến lược phát triển sản phẩm của mình.

2. Cost (chi phí của khách hàng)
Chữ C thứ hai trong hỗn hợp tiếp thị này là chi phí của khách hàng. Chi phí ở đây không chỉ là giá cả của sản phẩm, mà còn có các yếu tố khác bao gồm thời gian khách hàng đến địa điểm để mua sản phẩm, như chi phí vận hành, chi phí sử dụng, chi phí gửi xe, v.v.

"Cost" cũng có thể bao gồm lợi ích hoặc sự hài lòng của sản phẩm với khách hàng.

Các yếu tố cần cân nhắc: Khả năng thanh toán, sự phù hợp và giá trị.

Khi bạn tính toán chi phí, vui lòng xem xét những yếu tố sau:

  • Bạn sẽ yêu cầu khách hàng thanh toán cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với mức phí bao nhiêu? Bạn đã thực hiện phân tích như thế nào nhằm xác định liệu con số như vậy có phù hợp đối với khách hàng không?
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thực sự sinh lãi với mức giá khách hàng có thể hoặc sẵn lòng chi trả không?
  • Tổng chi phí thực của người tiêu dùng sẽ là bao nhiêu nếu có được sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  • Chi phí vận chuyển sản phẩm đến địa điểm của bạn có làm tăng thêm chi phí của khách hàng không? Phí bảo hiểm sẽ cộng thêm bao nhiêu vào chi phí của họ?
  • Thuế và những chi phí liên quan sẽ tác động thế nào lên tổng chi phí của sản phẩm hoặc dịch vụ?


3. Convenience
Ý nghĩa của yếu tố C tiếp theo trong 4C là gì? Convenience là sự tiện lợi, giống với "Place" (địa điểm) trong chiến lược 4P. Tuy nhiên, Convenience lại có cách tiếp cận hướng vào khách hàng hơn so với Place.

Các yếu tố cần cân nhắc: Rào cản khi mua hàng và bán hàng online.

Trong xã hội ngày nay với tốc độ phát triển càng nhanh chóng thì sự thuận tiện có giá trị vô cùng lớn. Yếu tố này có tầm quan trọng lớn đối với việc mua hàng của khách hàng. Bởi vậy bạn cách xem xét những yếu tố sau:

  • Khách hàng có thể gặp phải vấn đề gì khi cố tìm kiếm hoặc mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Bạn sẽ làm gì để giảm bớt hoặc loại bỏ các khó khăn này?
  • Liệu khách hàng có thể tìm được những thứ họ đang cần trên các trang web thương mại điện tử không? Họ có thể chuyển từ lựa chọn sản phẩm qua đặt hàng chỉ với vài lần click chuột không?
  • Mô tả sản phẩm có đầy đủ thông tin giúp khách hàng dễ dàng đưa ra mua không?
  • Nếu khách hàng có vấn đề về quá trình mua sản phẩm thì bạn sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng như thế nào?
  • Amazon được giới chuyên gia đánh giá là ví dụ tiêu biểu về sự tiện lợi dành cho khách hàng.


Ví dụ: Trên ứng dụng Amazon, họ thiết kế những chính sách hướng đến sự tiện lợi đối với khách hàng bao gồm "dịch vụ ship hàng 2 ngày miễn phí", "mua chỉ với một cú click chuột", v.v.

4. Communication (giao tiếp)
Yếu tố cuối cùng của 4C trong Marketing là Communication – giao tiếp. Giao tiếp luôn giữ vai trò quan trọng đối với chiến lược tiếp thị kinh doanh. Không có giao tiếp thì chiến lược 4C sẽ không hiệu quả.

Yếu tố cần cân nhắc: Sự tham gia của khách hàng vào WIIFM (What ’ s about it for me) và mạng xã hội.

Khi xem xét cách bạn sẽ giao tiếp với khách hàng của mình, hãy ghi nhớ các giá trị sau:

  • Tương tác với khách hàng của bạn qua giao tiếp là cách tạo dựng lòng tin cậy của khách hàng. Từ đó có thể thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Mọi khách hàng điều muốn biết: "What ’ s worth it for me" – Sản phẩm hay dịch vụ sẽ đem đến cho "tôi" được những lợi ích gì.
  • Với sự phát triển của công nghệ thông tin, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thực hiện chiến lược tiếp thị sản phẩm trên internet. Thể hiện mình có lắng nghe và tiếp nhận ý kiến khách hàng sẽ tăng mức độ gắn bó của khách hàng với thương hiệu.


Trên Facebook, Instagram và những nền tảng tương tự, marketer có thể tạo cuộc thăm dò để thu thập lượt like, bình luận và review, vv

 

Mối quan hệ giữa Marketing Mix 4P và 4C trong Marketing


Nhiều chuyên gia về Marketing cho biết mô hình Marketing 4P quá nghiêng về sản phẩm và không xem xét kĩ về khách hàng. Vì vậy, để chiến lược marketing trở nên tốt hơn nữa, các chuyên gia cho biết mô hình Marketing 4P cần được kết hợp với mô hình Marketing 4C.

Mô hình Marketing 4P và Marketing 4C có thể được kết hợp như sau:

 

Sản phẩm (Product) kết hợp với giải pháp cho khách hàng (Customer Solutions)

Khi kết hợp yếu tố Sản phẩm (Product) với Giải pháp cho khách hàng (Customer Solutions) thì doanh nghiệp cần ghi nhớ rằng sản phẩm/dịch vụ khi ra đời cần phải đem đến một ý nghĩa nào đó cho khách hàng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay giải quyết được các vấn đề mà khách hàng đang mắc phải, . ..

Để làm được việc này thì doanh nghiệp cần phải thấu hiểu khách hàng và lắng nghe nhu cầu của khách hàng trước khi cho ra đời một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Giá cả (Price) kết hợp với chi phí của khách hàng (Customer Cost)
Đối với sự kết hợp này thì giá sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp được cho là chi phí mà khách hàng cần trả. Chi phí đầu tư không những là chi phí mua sản phẩm mà có thể là chi phí lắp đặt, chi phí sử dụng hay chi phí cho những dịch vụ kèm theo.

Chi phí mà khách hàng đầu tư cần phải tương xứng với những lợi ích mà khách hàng có được khi họ sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp.

Địa điểm (Place) kết hợp với sự thuận tiện (Convenience)
Sự kết hợp trên đòi hỏi nơi mà doanh nghiệp bán sản phẩm hay cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo được sự thuận tiện cho khách hàng.

Để kết hợp hiệu quả 2 yếu tố trên thì doanh nghiệp cần phải biết được rằng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ có mặt ở bất cứ đâu vì đâu là nơi thuận tiện nhất mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp xúc được với sản phẩm khi họ có nhu cầu.

Quảng cáo (Promotion) kết hợp với Giao tiếp (Communication)
Đối với sự kết hợp giữa 2 yếu tố Quảng cáo và Giao tiếp thì những công tác truyền thông và quảng cáo phải là sự giao tiếp 2 chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng. Doanh nghiệp cần nắm bắt nhu cầu, mong muốn của khách hàng và nói cho khách hàng biết được sản phẩm do mình cung cấp sẽ đáp ứng được các mong muốn và nhu cầu ấy như thế nào.

Một chiến lược quảng cáo tốt sẽ phải là sự giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng để có thể giúp 2 bên thấu hiểu nhau hơn nữa và qua đó giúp doanh nghiệp có thể cung cấp được các sản phẩm có giá trị nhất dành cho khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.


Mô hình 4C có thể đem lại được những giá trị gì đến cho doanh nghiệp?


Mô hình Marketing 4C giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng
Lợi ích đầu tiên của mô hình 4C Marketing đó là giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng.

Do trọng tâm của mô hình 4C Marketing là hướng về khách hàng, cho nên khi áp dụng mô hình 4C trong Marketing thì doanh nghiệp có thể hiểu khách hàng của mình hơn và nắm bắt được các nhu cầu hay vấn đề mà họ gặp phải để từ đó cung cấp giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các vấn đề hay nhu cầu một cách dễ dàng hơn.

Mô hình Marketing 4C giúp doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng
Khi triển khai các chiến dịch và hoạt động Marketing tập trung vào khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng được mối quan hệ lâu dài với họ và biến khách hàng thành những người bạn đồng hành thân thiết của mình.

Đặc biệt, với việc giao tiếp 2 chiều và liên tục với khách hàng, doanh nghiệp có thể phản hồi với khách hàng nhanh chóng và chính xác các thông tin của họ về hành trình khách hàng, qua đó lưu lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí của khách hàng và gia tăng cơ hội họ sẽ quay lại mua sản phẩm trong tương lai.

Mô hình 4C trong marketing giúp doanh nghiệp gia tăng ưu thế cạnh tranh
Trong bối cảnh thị trường đầy cạnh tranh hiện nay thì việc áp dụng mô hình 4C trong Marketing sẽ giúp doanh nghiệp có thể chiếm ưu thế cạnh tranh.

Với mô hình Marketing 4C và phương châm "Khách hàng là thượng đế" cùng việc nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mà khách hàng cần, giá sản phẩm phù hợp hay mang tới sự thuận tiện đến với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì sản phẩm/dịch vụ của đối thủ một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.

Mô hình 4C Marketing, mô hình 4p, 4c model, 4c skills, 4p trong marketing, đặc điểm nào sau đây thường gặp trong 1 chiến lược truyền thông trực tuyến hiệu quả,4p marketing, khái niệm 4p ban đầu do mccarthy đề xuất bao gồm các yếu tố nào sau đây,

zalo