Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Marketing?
- Gia tăng nhận thức, uy tín của thương hiệu
- Khách hàng có quyết định chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp hay không tuỳ thuộc rất nhiều ở việc họ nhận biết được thương hiệu đó thế nào. Quá trình thực hiện marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng cũ và khách hàng mới. Từ đó có thể đánh trúng được tâm lí của khách
- hàng cũ và giúp họ có thể lựa chọn chính xác được sản phẩm và dịch vụ.
Giúp cân đối tài chính doanh nghiệp
Thời đại 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube. .. hoạt động rầm rộ. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau. Nhưng cũng chính vì vậy mà nhu cầu tăng nhanh kéo theo phát sinh thêm nhiều chi phí dành cho việc quảng cáo trên những nền tảng marketing hiện đại.
Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc áp dụng marketing đúng cách sẽ giúp giảm được khá nhiều chi phí. Không những thế, marketing cũng giúp cho những doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh bình đẳng với những doanh nghiệp lớn hơn nữa.
Tăng sự tương tác
Câu chuyện của marketing ở đây đó là làm sao để tiếp cận khách hàng và có được thông tin cá nhân cần thiết của khách hàng như số điện thoại, email, . .. trước khi họ bước ra khỏi cửa hàng, thậm chí trước khi họ rời bỏ trang web hay một trang mạng xã hội của doanh nghiệp.
Sự tương tác lớn từ phía khách hàng là thước đo đánh giá sự thành công của doanh nghiệp. Khi tương tác của khách hàng càng lớn thì vô hình chung sẽ làm tăng niềm tin với doanh nghiệp và khiến họ trở thành những khách hàng thân thiết.
Tăng doanh số, hiệu quả
Marketing rất quan trọng bởi nó giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây cũng là mục tiêu sống còn của bất cứ công ty nào.
Marketing mix hay còn gọi là marketing hỗn hợp là chiến lược tiếp thị được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Đây là phương pháp tiếp thị được doanh nghiệp thường áp dụng nhằm tiếp cận được thị trường mục tiêu với 4 yếu tố chính là:
Product: Phân tích ưu và nhược của sản phẩm so với thị trường để qua đó làm nổi bật được ưu thế cạnh tranh của sp.
Price: Tập trung vào việc so sánh giá mà đối thủ cạnh tranh đưa ra sau đó xây dựng chiến lược thích hợp.
Place: Xây dựng các kênh phân phối về sản phẩm và dịch vụ giúp việc đưa sản phẩm đến với khách hàng trở nên dễ dàng và thuận tiện.
Promotion: Tạo ra những chương trình thúc đẩy kinh doanh và tiếp thị sản phẩm thông qua những kênh marketing truyền thống hoặc online
Chiến lược Marketing cạnh tranh
Đây là chiến lược marketing chú trọng đến việc đưa ra những chiến lược nhằm cạnh tranh gay gắt với đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường. Khi thực hiện chiến lược marketing, doanh nghiệp cần nắm được lợi thế của doanh nghiệp là đang đứng trên hay ở dưới đối thủ trên thị trường qua đó đưa ra được chiến lược triển khai phù hợp.
Chiến lược Marketing thân thiết
Đây là chiến lược thường xuyên được các doanh nghiệp sử dụng nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng đồng thời giữ chân họ trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp lâu hơn. Để làm được như vậy thì các doanh nghiệp sẽ tạo ra những chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết cụ thể là vào những ngày lễ như Tết Nguyên Đán, Black Friday, sinh nhật của khách hàng hay khuyến mãi khi mua nhiều qua đó khuyến khích khách hàng tiêu dùng nhiều hơn nữa.
Chiến lược Marketing định vị thương hiệu
Định vị được thương hiệu (brand positioning) là chiến lược marketing được những doanh nghiệp lớn sử dụng nhằm xây dựng thương hiệu riêng của doanh nghiệp trong lòng khách hàng, qua đó thuận lợi trong việc bán sản phẩm. Tìm ra chiến lược hiệu quả và hướng phát triển phù hợp không chỉ tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường mà còn tạo thêm cơ hội nâng cao thương hiệu của công ty.
7 bước xây dựng chiến lược marketing thành công
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến lược
- Thương hiệu (định vị thương hiệu, mức độ nhận biết, cảm nhận về giá trị và mối quan hệ của thương hiệu đối với khách hàng. ..)
- Doanh số bán hàng.
- Vị trí trên thị trường (thị phần, độ phủ thị trường. .)
- Chỉ tiêu lợi nhuận (doanh số, lãi gộp)
- Sản phẩm (phát triển dòng sản phẩm)
Bước 2: Phân tích thị trường bao gồm:
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Bước 3: Xác định phân khúc thị trường
Phân khúc theo sở thích hoặc phân khúc theo nhu cầu
Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu
Dựa theo những nghiên cứu như nhân khẩu học, thu nhập cuộc sống, nghề nghiệp, . ..
Bước 5: Xây dựng kế hoạch chiến lược marketing
Chiến lược marketing bao gồm các chiến lược chính sau: chiến lược giá, quảng cáo, tiếp thị, thương hiệu, giá trị khách hàng, . ..
Bước 6: Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện
Đây là quy trình bao gồm nhiều bước yêu cầu bạn cần có sự tính toán cẩn thận và tỉ mỉ nhằm hạn chế các sai sót làm tiêu hao chi phí. Một số bước có thể kể đến bao gồm dự toán bán hàng, ước tính giá và lãi gộp, kế hoạch bán hàng, quản trị sản xuất và cung ứng, quản lý quan hệ khách hàng, đặt và giao sản phẩm.
Bước 7: Kế hoạch theo dõi tiến độ thực hiện từng bước
Cuối cùng và không thể thiếu trong quá trình 5S là việc xây dựng những quy chuẩn nhằm theo dõi tiến độ và thu nhận phản hồi để rút ra kinh nghiệm và tiến hành chỉnh sửa, cải thiện qua các giai đoạn.
.