Thẻ điểm cân bằng - BSC
BSC là gì?
BSC (Balanced Score Card) - Thẻ điểm cân bằng là một hệ thống xây dựng và quản trị chiến lược doanh nghiệp dựa trên kết quả đánh giá và đo lường. BSC được áp dụng trong các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức kinh doanh hoặc chính phủ với mục tiêu định hướng chính xác cho hoạt động kinh doanh.
BSC được áp dụng giúp nhà quản trị tìm được định hướng hoạt động phù hợp với chiến lược, mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp. Ngoài ra, BSC cũng được xem là một phương pháp hiệu quả giúp chuyển tầm nhìn chiến lược sang những chỉ tiêu, mục tiêu đánh giá và hoạt động khác.
Cấu trúc cơ bản của BSC
Để nắm vững thuật ngữ BSC là như thế nào các bạn có thể tìm hiểu thêm về cấu trúc cơ bản của BSC tại đây.
- Thước đo tài chính
Các yếu tố của thước đo tài chính trong BSC bao gồm chi phí hoạt động và chi phí vốn. lợi nhuận thu được, lợi tức đầu tư và tốc độ phát triển, . .. thước đo tài chính không phải là chỉ tiêu duy nhất trong đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Nhưng nó là một mảnh ghép quan trọng trong một bức tranh BSC tổng thể.
- Thước đo khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng có tác động lớn đối với lợi nhuận của doanh nghiệp không những trong giai đoạn hiện nay mà còn cả tương lai sau. Với thước đo khách hàng trong BSC, bạn sẽ xác định chính xác thái độ, đánh giá và nhận định của khách hàng về doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra được các chiến lược hợp lý nhằm làm vừa lòng khách hàng.
- Thước đo quá trình hoạt động nội bộ
Để đánh giá được hiệu quả về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì bạn cần phải tổng hợp được các chỉ số. Bao gồm %thời gian xử lý công vụ, %người sử dụng lao động, tốc độ phát triển của doanh nghiệp, . ..
Vì vậy, bạn cần thiết phải sử dụng các thước đo quá trình nội bộ khi tiến hành rà soát và xếp hạng từng đơn vị theo hiệu suất công việc. Sau tất cả, bạn cần phải tìm ra cách cải thiện bản thân và thực hiện mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đã đưa ra.
- Thước đo học tập & phát triển
- Học tập và phát triển cũng là một trong các yếu tố quan trọng dẫn đến sự bền vững của việc phát triển doanh nghiệp. Tuy thước đo BSC này không có định nghĩa hay số liệu chính xác nhưng mọi tiêu chí đều có thể phát triển cùng lúc với sự phát triển của doanh nghiệp.
- Bạn cần phải xem xét những chiến lược, kế hoạch và công cụ có liên quan đến năng suất nhằm tìm cách tạo ra lợi nhuận và cải thiện hiệu suất. Điều này giúp tạo ra ưu thế cạnh tranh đáng kể cho doanh nghiệp trên thương trường.
- BSC là tên viết tắt của Balanced Scorecard (hay là thẻ điểm cân bằng). Cụm balanced scorecard đã được sử dụng từ đầu năm 1990. Nhưng nguồn gốc của nó xuất hiện lần đầu tiên khi General Electric đưa ra báo cáo đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh hồi đầu năm 1950.
Lợi ích mà BSC đem tới cho doanh nghiệp
Thẻ điểm cân bằng đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược nhằm định hướng hoạt động kinh doanh của tổ chức. Nâng cao hiệu quả truyền thông và duy trì hiệu quả hoạt động phù hợp với những mục tiêu đã đặt ra. Khái niệm về thẻ điểm cân bằng được phát triển bởi tiến sĩ Robert Kaplan tại trường Đại học Harvard và David Norton.
Như đã nói trong mục BSC là gì ở phần trên, phương pháp quản trị chiến lược BSC được các doanh nghiệp ưa thích và ứng dụng. Điều này có thể dễ được giải thích vì các lợi ích của nó.
Cải thiện truyền thông doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp đã xây dựng được một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh thì việc tiến hành cải thiện truyền thông doanh nghiệp (truyền thông nội bộ và truyền thông ngoài) sẽ trở nên dễ dàng hơn.
BSC giúp cải thiện truyền thông doanh nghiệp
Mô hình này không chỉ giúp khách hàng của doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chiến lược và giúp lưu lại dấu ấn sâu sắc với những ưu, khuyết điểm trên mỗi thước đo mà bạn đang tiến hành thực hiện.
Cải thiện hiệu suất báo cáo
BSC cũng có thể được ứng dụng để xây dựng các báo cáo chi tiết về chiến lược. Điều này giúp cho việc trình bày của doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn và nhanh hơn đồng thời thể hiện một cách rõ nét hơn những nội dung và vấn đề quan trọng của chiến lược.
Liên kết tốt các dự án với nhau
Với mô hình của BSC, mọi kế hoạch và dự án nhỏ của doanh nghiệp sẽ được xây dựng nền tảng và cơ sở giúp việc triển khai trở nên thuận lợi hơn. Từ đó giúp bạn có thể chắc chắn rằng không có bất kỳ dự án nào đang lãng phí và tất cả hướng đi của chiến lược đã được xác định.
Lập kế hoạch chiến lược hiệu quả hơn
Một bộ khung thể hiện được mối quan hệ nhân quả của từng yếu tố mục tiêu sẽ được xây dựng bằng BSC. Các kết quả thực hiện yếu tố này sẽ được xem là các mảnh ghép quan trọng tạo thành một bức tranh tổng thể toàn diện nhất trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách ứng dụng BSC trong doanh nghiệp hiệu quả
Bạn cũng cần phải nắm rõ được cách ứng dụng BSC trong doanh nghiệp được Digital Marketing Top 1 chia sẻ dưới đây rồi mới có thể sử dụng nó một cách hiệu quả.
- Xác định tầm nhìn: Đây được xem là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp có thể định hướng phát triển dài hạn. Vì vậy, bạn cần phải đặt tầm nhìn và mục tiêu của mình trong một bộ phận bất kỳ của doanh nghiệp.
- Thêm các khía cạnh: Bạn cần xác định bốn khía cạnh tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển xung quanh tầm nhìn của mình sẽ tạo được BSC truyền thống.
- Thêm mục tiêu và giải pháp: Bạn cần phải xác định được rõ ràng những mục tiêu, giải pháp, sáng kiến và đối tượng ưu tiên trong mỗi khía cạnh.
- Kết nối khía cạnh: Bằng cách sử dụng những công cụ, bạn có thể tiến hành kết nối nhiều khía cạnh với những tầm nhìn khác nhau khi tầm nhìn của doanh nghiệp được thực hiện.
- Chia sẻ và kết nối: Sử dụng BSC để đánh giá sự hiệu quả của một sáng kiến hoặc một hành động ngắn hạn có thể đem tới lợi ích doanh nghiệp.
- BSC là một phương pháp hiệu quả trong quá trình xây dựng chiến lược có khả năng hỗ trợ được sự phát triển định hướng chiến lược cho doanh nghiệp. Qua bài viết được Digital Marketing top 1 chia sẻ, bạn đã có thể hiểu rõ được BSC là như thế nào cùng các nội dung có liên quan để ứng dụng Balanced Sorce Card phù hợp nhất và hiệu quả.