Hướng dẫn sử dụng Ahrefs từ cơ bán đến nâng cao
Ahrefs là gì?
Ahrefs là một công cụ SEO hàng đầu được sử dụng rộng rãi bởi các chuyên gia và doanh nghiệp nổi tiếng trên toàn cầu. Với khả năng phân tích từ khóa, theo dõi liên kết và phân tích dữ liệu của website đối thủ, Ahrefs giúp người dùng cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm và tối ưu hóa hiệu suất SEO. Với cơ sở dữ liệu lớn và nhiều thông số, Ahrefs là công cụ không thể thiếu để nâng cao sức mạnh và hiệu quả SEO của website.
1. Ahrefs Rank
Ahrefs Rank là chỉ số xếp hạng của một trang web, Ahref sẽ dựa vào các dữ liệu như: số lượng, chất lượng backlink trỏ về website của bạn. Như vậy, bạn sẽ biết được website nào đang xếp hạng cao hơn website của mình để nghiên cứu tìm ra chiến lược SEO phù hợp cho website của mình.
Ahrefs Rank
2. URL Rating
URL rating là chỉ số thể hiện độ uy tín của một URL cụ thể. Thang điểm để đánh giá URL rating sẽ là từ 1 đến 100 dựa vào độ uy tín và chất lượng backlink trỏ về.
URL rating
3. Domain Rating
Domain Rating là chỉ số thể hiện cho sức mạnh tổng thể của một tên miền. DR có thang điểm từ 1 đến 100 cho thấy sức mạnh hồ sơ backlink của trang web so với website khác trong cơ sở dữ liệu của Ahrefs.
Domain Rating
4. Backlinks
Backlink là liên kết được đặt ở một website khác trỏ về website của bạn. Công cụ Ahrefs sẽ hiển thị toàn bộ sốbacklink dẫn về website hoặc URL cụ thể. Khi xem chỉ số backlink các bạn cần lưu ý giúp tôi rằng, số backlink trong Ahrefs là số lượng link trỏ về không phải số lượng trang trỏ về, các bạn không nên nhầm giữa 2 chỉ số này.
Chỉ số Ahrefs
5. Referring Domains
Referring Domains là chỉ số thể hiện số lượng domain có link trỏ về website của bạn. Các thông số trong Referring Domains gồm: Live/Recent/Historical.
Referring Domains
6. Organic Keywords
Organic Keywords là số lượng từ khóa của một website được xếp hạng trong top 100 của Google.
Organic Keywords
7. Organic Traffic
Organic Traffic là lưu lượng truy cập của người dùng vào website của bạn từ Google Search.
8. Top content
Top content là tổng hợp các bài viết có nhiều lượng traffic nhất của website bạn trên Google.
9. Keyword Difficulty
Keyword Difficulty là độ khó của một từ khóa xếp hạng trên trang 1 (posion 1 -10) Google, Keyword Difficulty sẽ được xếp hạng theo thang điểm từ 1 – 100. Độ khó của từ khóa dựa trên một số yếu tố như sau: Độ uy tín của website, chất lượng nội dung, backlinks.
Ví dụ: Tôi muốn kiểm tra độ khó của từ khó “dịch vụ SEO”, chọn Keyword Explorer và chọn từ khóa để kiểm tra thì được như hình bên dưới.
10. Top Pages
Top pages là tổng hợp tất cả các trang có nhiều tương tác nhất của một domain theo thứ tự giảm dần. Các chỉ số sẽ hiển thị gồm có: traffic, value, keywords.
11. Dashboard – Bảng tổng quan
Tại bảng tổng quan này bạn có thể quan sát nhanh các chỉ số như Ahrefs Rank, các backlink, Referring Domains, Organic Traffic,…Từ đó bạn có thể phân tích nhanh các đối thủ cạnh tranh của mình.
12. Backlink Profile
Đây là chức năng nổi trội được nhiều người yêu thích khi sử dụng Ahrefs:
- New Backlinks: Thể hiện danh sách các website vừa liên kết đến website của bạn (hoặc website của đối thủ cạnh tranh).
- Lost Backlinks: Tổng hợp danh sách các trang đã từng liên kết với bạn… nhưng gần đây đã xóa liên kết của bạn.
- Broken Backlinks: Là các link bị hỏng
13. Best By Links Growth
Best By Links Growth tổng hợp các thông tin một website và tìm ra các trang đang tăng trưởng link nhiều nhất theo thời gian 1 ngày, 7 ngày và 30 ngày. Để có thể khai thác tính năng này một cách tốt nhất bạn có thể kết hợp sử dụng với chức năng Top Pages để tìm ra những trang nhận được nhiều link và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
14. Broken Outgoing Links
Broken Outgoing Links sẽ giúp bạn tìm ra các link bị hỏng ở trong một website bất kỳ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chức năng này để xây dựng backlink cho website của mình.
15. PPC Keywords
PPC là hình thức quảng cáo trả phí trên mỗi click chuột, tính năng này giúp bạn biết được một website A nào đó đang sử dụng những từ khóa nào để chạy quảng cáo, và từ khóa đó có mang về lợi nhuận cho website đó hay không?
16. Content Gap
Nếu bạn muốn nghiên cứu đối thủ thì bạn không nên bỏ qua chức năng Content Gap tuyệt vời này.
Bạn chỉ cần add các đối thủ cạnh tranh và website của bạn vào sau đó chọn Show keywords. Ahref sẽ hiển thị cho bạn danh sách các từ khóa mà bạn không được xếp hạng. Bạn sẽ biết được từ khóa nào mà đối thủ của bạn đang xếp hạng còn bạn thì không.
Những điểm khác biệt của Ahrefs là gì?
Ahrefs có nhiều ưu điểm đáng kể, điều này làm cho công cụ này trở thành lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia SEO và nhà quảng cáo trực tuyến. Những điều khiến Ahrefs trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong lĩnh vực SEO và tạo ra sự khác biệt so với các công cụ khác là:
So sánh với dữ liệu quá khứ Với Ahrefs, bạn có thể so sánh dữ liệu với một ngày cụ thể trong quá khứ. Ví dụ, bạn có thể truy cập báo cáo Organic Keywords để xem biến động trong xếp hạng và lưu lượng truy cập. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng xem qua hình bên dưới:
Sự thay đổi trong thứ hạng và lưu lượng truy cập Tại thời điểm hiện tại, ngày 26/01/2023, so với ngày 26/10/2022, tức là 3 tháng trước, có thể thấy sự thay đổi với từ khóa "affiliate marketing". Trong cột "Thay đổi", từ khóa này đã tăng 3 hạng và đồng thời trang web cũng đã thu thêm 3300 lượt truy cập.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra xem đối thủ đã tạo ra bao nhiêu nội dung mới trong một khoảng thời gian nhất định. Sử dụng cùng mốc thời gian như ví dụ trước đó, bạn có thể mở báo cáo "Top pages" và chọn bộ lọc "Mới". Bạn sẽ thấy số lượng trang mới mà đối thủ đã xuất bản trong 3 tháng qua, cùng với các chi tiết về liên kết bài viết, lưu lượng truy cập, khối lượng tìm kiếm, từ khóa và thứ hạng.
Xác định đối thủ mạnh nhất trong một nhóm từ khóa Thị phần truyền thông (Share of Voice – SOV) là thuật ngữ thể hiện mức độ thống lĩnh của một trang web trong một nhóm từ khóa cụ thể. Để xem SOV, trước hết hãy chọn nhóm từ khóa cần kiểm tra và sao chép vào thanh tìm kiếm của Keyword Explorer. Sau đó, trong mục Traffic share trên thanh công cụ bên trái, chọn "By domains" để xác định đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong nhóm từ khóa đó.
Hướng dẫn sử dụng Ahrefs trong SEO
Với Ahrefs, bạn có thể thực hiện nhiều tác vụ và phân tích, tra cứu thông tin về bất kỳ trang web nào. Trong phần này, TL Academy sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những tính năng cơ bản nhất của công cụ này.
Kiểm tra và tối ưu website với Site Audit Với Site Audit, bạn có thể kiểm tra và tìm được những lỗi kỹ thuật và các vấn đề về SEO On-page khiến website không thể có thứ hạng cao. Site Audit sẽ thu thập dữ liệu tất cả các trang trên website của bạn, sau đó cung cấp điểm số SEO tổng thể, trực quan hóa dữ liệu chính, gắn “cờ” tất cả các sự cố SEO có thể xảy ra và đưa ra đề xuất về cách khắc phục chúng.
Site Audit – Kiểm tra sức khỏe website
Ahrefs có thể kiểm tra trang web của bạn và xác định hơn 140 vấn đề SEO và gom nhóm chúng theo loại. Những vấn đề này cũng được trực quan hóa với biểu đồ màu. Nhìn chung, một số vấn đề mà Site Audit có thể xác định liên quan đến:
- Hiệu suất: trang tải chậm, CSS hoặc HTML quá lớn.
- Thẻ HTML: thẻ tiêu đề, meta description và thẻ H1 bị thiếu, trùng lặp hoặc độ dài không tối ưu.
- Tag social: không đầy đủ hoặc thiếu thẻ Open Graph và thẻ Twitter.
- Chất lượng nội dung: bài viết ngắn, các trang trùng lặp nội dung chưa hợp nhất.
- Địa phương hóa: tất cả các vấn đề về Hreflang.
- Liên kết đến: phát hiện các trang đơn độc (orphan pages), các vấn đề với liên kết nofollow.
- Liên kết dẫn ngoài: phát hiện liên kết chuyển hướng, trang bị hỏng.
- Tài nguyên: vấn đề với hình ảnh, JavaScript, CSS.
Bảng báo cáo Site Audit
Vì Site Audit được xây dựng dựa trên đám mây (cloud-based), do đó nó sở hữu những ưu điểm là:
- Không cần cài đặt
- Đăng nhập mọi lúc mọi nơi
- Tự động lưu mỗi lần thu thập thông tin
- Cập nhật phần mềm tự động
Keywords Explorer: Nghiên cứu từ khóa
Chức năng Keyword Explorer của Ahrefs là chức năng nổi bật hàng đầu có thể giúp bạn khám phá hàng ngàn ý tưởng từ khóa, khả năng xếp hạng và lượt tìm kiếm tiềm năng của chúng. Khi nhập từ khóa, bạn sẽ nhìn thấy phần tổng quan “Overview” với một loạt các chỉ số và số liệu bao gồm:
- Độ khó của từ khóa (KD): Ước tính độ khó để xếp hạng từ khóa từ góc độ liên kết ngược trên thang điểm từ 0 – 100.
- Khối lượng tìm kiếm: Khối lượng tìm kiếm trong thị trường mà bạn đã định cấu hình tra cứu.
- CPC (Cost Per Click): Giá trung bình của mỗi lượt nhấp chuột mà nhà quảng cáo phải trả để từ khóa xuất hiện.
- Số lần nhấp (Clicks): Số lần nhấp trung bình mà từ khóa tạo ra. Điều này thay đổi tùy theo bản chất của truy vấn và trang kết quả tìm kiếm.
- CPS (Clicks Per Search): Số lượt nhấp chuột trung bình ước tính mà mỗi lần tìm kiếm cho từ khóa tạo ra.
- Tỷ lệ lặp lại (Return rate): Ước tính số lần người dùng tìm kiếm cùng một từ khóa trong một tháng.
- Lượng tìm kiếm toàn cầu (Global volume): Khối lượng tìm kiếm từ khóa trên toàn cầu.