Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là một thuật ngữ sử dụng để mô tả tầm nhìn và mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp về một sản phẩm. Cụ thể, nó sẽ truyền đạt nguyên nhân đằng sau mỗi hoạt động do nhóm sản phẩm tham gia. Chiến lược sản phẩm được phát triển bằng cách hiểu nhu cầu của khách hàng và xác định giá trị, thị trường và mục tiêu kinh doanh của sản phẩm. Để thực hiện chiến lược này, một lộ trình sản phẩm thông thường là 12 tháng được tạo ra với tầm nhìn, mục tiêu phát triển và những tính năng bổ trợ theo từng thời gian cụ thể.

Chiến lược sản phẩm là những định hướng cho một kế hoạch cao cấp được quản lý đề ra và chiến lược sản phẩm mô tả hàng loạt các hoạt động hướng đến sự thành công sau cùng của sản phẩm mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược phải giải quyết được câu hỏi: Sản phẩm dành cho ai và nó sẽ đem lại lợi ích như thế nào đối với người sử dụng và mục tiêu của họ với sản phẩm xuyên suốt vòng đời của nó.



Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm


Tầm nhìn thị trường
Tầm nhìn thị trường mô tả đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn và cơ hội đó có giá trị gì với doanh nghiệp. Nó làm rõ khách hàng mục tiêu của bạn và cách bạn định giá sản phẩm của mình và tăng yếu tố cạnh tranh so với những đối thủ trên thị trường.

Tầm nhìn thị trường của doanh nghiệp nên bao gồm một kế hoạch nghiên cứu thị trường mô tả nhu cầu của khách hàng và cách bạn sẽ thiết lập một đề nghị cạnh tranh.

Mục tiêu sản phẩm
Bạn không thể tạo ra chiến lược sản phẩm khi không có những mục tiêu cụ thể rõ ràng. Đây là các mục tiêu hoặc chỉ số cụ thể mà bạn cần đạt được khi xây dựng sản phẩm của mình. Nó được ví như kim chỉ nam và đóng vai trò hướng dẫn đối với nhóm phát triển sản phẩm của bạn và đo lường mức độ thành công khi sản phẩm được ra mắt.

Khi thực hiện mục tiêu kinh doanh điều cần thiết là phải thực hiện mục tiêu dựa trên thời gian đã được mặc định ban đầu.

Vai trò của chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm có vai trò quan trọng khi thực hiện mục tiêu kinh doanh và giúp mô tả vấn đề mà sản phẩm xử lý cũng như ảnh hưởng của sản phẩm với khách hàng và doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm đóng vai trò là công cụ giúp doanh nghiệp đo lường mức độ thành công của sản phẩm trước, trong và sau sản xuất.

Chiến lược sản phẩm hoạt động như một hướng dẫn giúp doanh nghiệp hiểu họ cần thực hiện nhiệm vụ như thế nào nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Tạo một chiến lược sản phẩm chi tiết sẽ đảm bảo rằng mỗi nhiệm vụ được thực hiện đúng thời hạn và chất lượng. Vai trò của chiến lược sản phẩm phải nhắc đến:

Thông tin rõ ràng cho nhân viên
Một chiến lược sản phẩm rõ ràng và được xem xét kỹ càng giúp nhân viên nắm bắt được rõ ràng các thông tin cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra. Các nhà phát triển cũng sẽ hiểu rõ hơn sản phẩm và lộ trình phát triển nơi họ đang làm việc. Với sự hỗ trợ bởi một chiến lược đã được xác định rõ ràng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng có mục tiêu cụ thể cần hướng tới.

Bên cạnh đó, bộ phận bán hàng và marketing có thể trình bày rõ hơn cấu trúc USP (Unique Selling Point - điểm bán hàng độc nhất) của sản phẩm. Bộ phận hỗ trợ khách hàng cũng sẽ hiểu được cách sử dụng các tính năng của sản phẩm nhằm hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn.

 

Chuyên gia Cố Vấn Marketing Lương Hồ Trân nhận giải thưởng chuyên gia Marketing xuất sắc 2023

Kinh Nghiệm Thực Chiến Chuyên gia Marketing Lương Hồ Trân " Giải Pháp Toàn Diện cho Mọi Vấn Đề Marketing & Sale - Tăng Trưởng Doanh Thu Bền Vững

 

1. 18 năm phát triển & định vị thương hiệu

2. 15 năm kinh nghiệm Digital Marketing

3. 10 năm kinh ngghiệm giải quyết khủng hoảng truyền thông

4. 06 năm đào tạo Digital Marketing tổng thể cho CEO

5. 06 năm đào tạo đội nhóm bán hàng trên Digital Marketing

6. 02 năm Marketing Blockchain

>> tìm hiểu về chuyên chia Marketing Lương Hồ Trân

Truyền hình HTV7 phỏng vấn Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân

Ưu tiên lộ trình sản phẩm
Xây dựng một lộ trình đúng đắn và kế hoạch hoạt động phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp ưu tiên những nhiệm vụ phù hợp. Nếu không có lộ trình và chiến lược rõ ràng, nhóm có thể ưu tiên nhầm nhiệm vụ, đo lường sai số lượng và sử dụng lãng phí thời gian cũng như nhân lực. Do đó, khi có một lộ trình rõ ràng, doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên làm việc hướng về những mục tiêu chung của tổ chức.

Hoạch định cụ thể quy trình phát triển sản phẩm
Chiến lược sản phẩm được coi là kim chỉ nam đối với mỗi doanh nghiệp trên lộ trình phát triển. Nếu không xác định chiến lược sản phẩm ngay từ ban đầu thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng mắc những sai lầm nghiêm trọng và gây lãng phí thời gian, đặc biệt là các doanh nghiệp Startup trong khi tiềm lực có hạn và lộ trình không rõ ràng.

Khi xác định rõ chiến lược sản phẩm, các nhà lãnh đạo sẽ có tầm nhìn tổng quan hơn đối với bức tranh tổng thể và lộ trình phát triển của sản phẩm, qua đó có thể hoạch định những bước đi phù hợp và đúng đắn đối với doanh nghiệp.

Các loại chiến lược sản phẩm phổ biến hiện nay

  • Chiến lược về nhãn hiệu
  • Chiến lược phân phối sản phẩm (Product Mix)
  • Chiến lược theo nhóm sản phẩm (Product Line)
  • Chiến lược theo tất cả sản phẩm (Product Item)
  • Chiến lược theo vòng đời của sản phẩm

Tại sao cần áp dụng chiến lược sản phẩm?

Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng là chìa khoá thành công của chiến lược chung marketing. Chiến lược sản phẩm là một vũ khí sắc bén nhất để cạnh tranh trên thị trường.

Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định hướng phát triển và thiết kế sản phẩm phù hợp nhất, giảm thiểu rủi ro và thất bại giúp lãnh đạo thực hiện tốt những P còn lại trong marketting hỗn hợp

Yếu tố quyết định vị trí của một hãng trên thị trường là ở đây:
Liệu sản phẩm của hãng có vượt qua được sản phẩm cạnh tranh không?
Vượt qua đối thủ?
Làm thế nào để khách hàng mua sản phẩm của hãng?
Tất cả các điều trên đều thực hiện được khi hãng có một chiến lược sản phẩm đúng đắn và tạo ra sản phẩm mới với chất lượng tốt. Nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp chính là chiến lược sản phẩm của họ. Việc xác định đúng chiến lược sản phẩm có vai trò quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.

Chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm
Bất kì sản phẩm nào cũng có vòng đời cụ thể. Doanh nghiệp cần hiểu rõ vòng đời của sản phẩm nhằm đề ra những chiến lược sản phẩm phù hợp.


Giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường
Khi sản phẩm đã được giời bán ra thị trường thì cũng là lúc giai đoạn 1 bắt đầu. Lúc này, doanh nghiệp cần tập trung thời gian và tiền bạc để sản phẩm có thể xâm nhập được vào thị trường. Doanh thu giai đoạn đầu còn thiếu ổn định nên sản phẩm không được đông đảo khách hàng biết đến.
Do đó, những nhà làm marketing cần đẩy mạnh phát triển sản phẩn dựa trên sự đánh giá từ khách hàng. Ngoài ra, nhằm hỗ trợ sản phẩm những hoạt động marketing cũng cần được đẩy mạnh. Chi phí markeitng sẽ đẩy mạnh vào những hoạt động xúc tiến hỗn hợp (quảng cáo, social media, khuyến mại hoành tráng giúp sản phẩm nhanh xâm nhập vào thị trường. ..) đồng thời xây dựng kênh phân phối nhằm chuẩn bị cho giai đoạn sau.

Giai đoạn phát triển

Khi vào giai đoạn phát triển, số lượng sản phẩm bắt đầu tăng lên sau khi thị trường đã đón nhận sản phẩm mới. Bắt đầu nhận biết đối thủ cạnh tranh đang làm tương tự sản phẩm hoặc mô hình của bạn.

Về chiến lược sản phẩm: Bạn nên đa dạng hoá sản phẩm tới khách hàng bằng cách cung ứng thêm những dich vụ tặng ngay và tăng thêm chủng loại mẫu sản phẩm. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần coi trọng việc đào tạo và giảng dạy lực lượng nhân viên bán hàng chuyên nghiệp nhằm phát triển ưu thế cạnh tranh trong lĩnh vực hỗ trợ.
Giá: Bạn có thể xem xét thay đổi giá bán – hoặc giữ nguyên giá nhằm tăng lợi nhuận hoặc giảm nhằm đẩy mạnh việc kinh doanh
Phân phối: Với phân phối: Bạn nên đẩy mạnh phát triển kênh phân phối và phát triển những hoạt động xúc tiến trong kênh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng doanh số.
Xúc tiến: Chú trọng đến việc xây dựng uy tín thông qua quảng cáo nhằm tạo thiện cảm đối với khách hàng. Khuyến khích họ mua thêm sản phẩm của bạn.
Giai đoạn trưởng thành

Doanh thu sẽ đạt được mức tối ưu trong giai đoạn này. Tuy nhiên nó sẽ tăng khá chậm khi thị trường đã bão hoà.
Lúc này những nhà làm marketing cần thu hẹp chủng loại sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao thêm chất lượng, cải tiến tính năng và mẫu mã. .. phát triển sản phẩm mới nhằm làm giải pháp thay thế sau này.

Ngoài ra trong giai đoạn này bạn nên củng cố kênh phân phối và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến với đối tượng khách hàng mới – mới sử dụng lần đầu, vị trí địa lý mới và phân khúc khách hàng mới tương ứng với tính năng mới. ..

Giai đoạn suy thoái

Giai đoạn cuối quan trọng nhất vòng đời sản phẩm là suy thoái. Số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu giảm một cách đáng kể. Đây là lúc doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm mới ra thị trường và bắt đầu một vòng đời sản phẩm mới. Khuyến mãi lớn nhằm bán sạch sản phẩm tồn.

 

zalo