Chiến Lược Định Vị Thương Hiệu Là Gì?
Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với việc cạnh tranh và xây dựng vị thế cho doanh nghiệp. Đầu tư cho chiến lược định vị thương hiệu là một quá trình lâu dài và mang đến các giá trị lâu dài. Một chiến lược định vị thương hiệu là điều không thể thiếu đối với Marketing nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong lĩnh vực và ngành nghề đang hoạt động kinh doanh.
Định vị thương hiệu là gì?
Theo như định nghĩa của P.Kotler thì "định vị thương hiệu là tổng hợp những hoạt động nhằm mục tiêu tạo ra hình ảnh sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong nhận thức của khách hàng". Cũng định nghĩa đó thì theo Marc Filser "định vị thương hiệu là nỗ lực mang tới cho sản phẩm một hình ảnh riêng và dễ dàng đi sâu vào tâm trí của khách hàng. Hay chính xác hơn nữa, là điều mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng nghĩ về mỗi khi tiếp xúc với thương hiệu của doanh nghiệp ".
Nói tóm lại, tựa như con người cần một vị thế trong xã hội để được công nhận và khẳng định mình thì thương hiệu cũng cần được định vị nhằm khẳng định sản phẩm của thương hiệu cũng như khẳng định tầm quan trọng của doanh nghiệp với thương hiệu.
Định vị thương hiệu là vị trí do cá nhân hoặc doanh nghiệp sở hữu trong tâm trí của khách hàng và nó giúp thương hiệu khác biệt với những đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được thực hiện thông qua chiến lược marketing sẽ giúp thương hiệu tạo được sự khác biệt.
Việc định vị thương hiệu cần được thực hiện ngay trong quá trình phát triển nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu.
Định vị thương hiệu là gì? Hiểu một cách khác thì định vị thương hiệu (Brand Positioning) là việc doanh nghiệp tạo ra cho sản phẩm/dịch vụ của họ một vị thế riêng mà dựa vào đó mà người dùng có thể phân biệt được thương hiệu so với những đối thủ cạnh tranh khác.
Ví dụ: Porsche định vị đây là chiếc xe hơi siêu sang thuộc loại xa xỉ mà không phải ai cũng có thể sở hữu. Chính điều này đã tạo được sự khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh trong phân khúc như: Mercedes-Benz, BMW, Range Rover, . ..
Brand Positioning, hay định vị thương hiệu, là khái niệm hay bắt gặp trong quá trình làm marketing nói chung và branding nói riêng. Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ khái niệm Brand Positioning? Cũng như cách xây dựng chiến lược định vị cho thương hiệu của doanh nghiệp mình?
Brand Positioning – Định vị thương hiệu là gì?
Hiểu theo một cách khác thì Brand Positioning là quá trình định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nó bao gồm và liên quan tới chiến lược định vị, chiến lược thương hiệu hay là bất cứ tuyên ngôn định vị nữa.
Trong quyển sách Positioning: The Battle for Your Mind của Al Ries và Jack Trout thì việc định vị thương hiệu nhằm mục đích sở hữu một thị trường ngách đối với một thương hiệu hay một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể thông qua những chiến lược khác nhau về định giá, về quảng cáo, phân phối hay tiếp thị và kể cả đối thủ.
Mục tiêu là nhằm tạo ra các dấu ấn đặc biệt trong tiềm thức của khách hàng và từ đó kết nối khách hàng với các giá trị hữu hình do thương hiệu tạo ra.
Định vị thương hiệu sẽ diễn ra bất kể doanh nghiệp có thật sự muốn làm gì hay không bởi lẽ việc khách hàng suy nghĩ như thế nào về bạn chính là định vị thương hiệu. Tuy vậy, điều mà doanh nghiệp cần làm là một chiến lược định vị thông mình và một khả năng quản trị nhất quán giúp định vị không bị sai lệch theo thời gian.
Brand Positioning cũng là một yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp đánh giá đúng sức mạnh của thương hiệu mình – Brand Health.
Chuyên gia Cố Vấn Marketing Lương Hồ Trân nhận giải thưởng chuyên gia Marketing xuất sắc 2023
Kinh Nghiệm Thực Chiến Chuyên gia Marketing Lương Hồ Trân " Giải Pháp Toàn Diện cho Mọi Vấn Đề Marketing & Sale - Tăng Trưởng Doanh Thu Bền Vững
1. 18 năm phát triển & định vị thương hiệu
2. 15 năm kinh nghiệm Digital Marketing
3. 10 năm kinh ngghiệm giải quyết khủng hoảng truyền thông
4. 06 năm đào tạo Digital Marketing tổng thể cho CEO
5. 06 năm đào tạo đội nhóm bán hàng trên Digital Marketing
6. 02 năm Marketing Blockchain
>> tìm hiểu về chuyên chia Marketing Lương Hồ Trân
Truyền hình HTV7 phỏng vấn Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân
Tại sao thương hiệu cần xây dựng chiến lược định vị đúng?
Chiến lược định vị thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng, không những giúp nâng cao vị thế mà còn mang tới nhiều lợi ích khác:
- Để xác định được vị thế của doanh nghiệp ở đâu cần phải xác định rõ đối thủ cạnh tranh mới có thể đưa ra chiến lược phù hợp. Hiểu rõ đối thủ giúp thương hiệu "trăm trận trăm thắng" thông qua quá trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu.
- Thực hiện tốt chiến lược định vị thương hiệu đi kèm với quá trình phát triển doanh nghiệp giúp gia tăng nhận diện và nâng cao giá trị thương hiệu.
- Định vị thương hiệu cũng tạo được bản sắc, sự khác biệt và là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ. Đây là yếu tố quan trọng giúp khách hàng ghi nhớ lâu hơn đến thương hiệu.
- Tạo lập được vị thế vững vàng đồng nghĩa với việc xây dựng được thương hiệu uy tín. Đây là yếu tố quan trọng giúp khách hàng có lòng trung thành và gắn bó với doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng được nền tảng bền vững giúp doanh nghiệp lớn mạnh trong tương lai.
- Chiến lược thương hiệu còn có mục tiêu cốt lõi nữa là tạo được nguồn doanh thu bền vững và ngày một gia tăng khi thương hiệu phát triển.
- Khó có thể phủ nhận được giá trị mà một thương hiệu tốt mang lại đối với doanh nghiệp. Đó cũng là lý do tại sao bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm xây dựng thương hiệu và chú trọng việc định vị thương hiệu ngay từ những ngày đầu tiên có mặt trên thị trường. Cho dù đó là thương hiệu nhắm đến nhóm khách hàng tầm thấp, tầm trung hay là tầm cao.
Các bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
Bất cứ hoạt động nào trong doanh nghiệp cũng cần có một chiến lược rõ ràng.
Định vị thương hiệu cũng không ngoại trừ điều này.
Dưới đây là những bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu dành cho các doanh nghiệp.
Phân tích và đánh giá về đối thủ cạnh tranh
Để có thể xây dựng được chiến lược định vị thương hiệu tốt nhất là quá trình xây dựng các đặc điểm và khác biệt của thương hiệu bạn cần phải hiểu thật rõ về đối thủ. Vì thế, phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh là điều trước tiên cần phải làm. Đây cũng là lúc mô hình phân tích SWOT phát huy điểm mạnh. Hãy phân tích đối thủ cạnh tranh trên các yếu tố:
- Điểm mạnh.
- Điểm yếu.
- Các cơ hội để có thể chiếm lợi thế.
- Tác động tiêu cực liên quan đến thương hiệu.
- Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phân tích đối thủ dựa trên nhiều yếu tố khác nhằm có cái nhìn khách quan và toàn diện nhất khi xây dựng chiến lược định vị cho thương hiệu của doanh nghiệp
- Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu
- Nhóm khách hàng trung thành cũng là nhóm khách hàng sẽ mang lại nguồn doanh thu rất cao cho doanh nghiệp trong tương lai. Chỉ khi xác định rõ phân khúc khách hàng thì doanh nghiệp mới có thể hiểu được insight và đưa ra được chiến lược marketing phù hợp nhất nhằm đẩy mạnh nguồn doanh thu.
- Điều quan trọng hơn nữa là khi đã hiểu rõ được tệp khách hàng thì doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược định vị thương hiệu cũng như nâng cao mức độ nhận biết cho thương hiệu nhằm tạo niềm tin tưởng và sự trung thành của khách hàng.
Lựa chọn phương pháp định vị phù hợp
Đưa thương hiệu lên bản đồ định vị (Positioning map)
Cuối cùng, hãy đặt thương hiệu lên bản đồ định vị nhằm xác định rõ các giá trị có thể mang lại cho khách hàng. Khi đưa thương hiệu vào bản đồ định vị thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định chiến lược kinh doanh và hiểu rõ hơn vị trí mà doanh nghiệp muốn "đứng" ở đó.
Chiến lược định vị thương hiệu là hoạt động quan trọng làm nên chiến lược marketing hiệu quả. Khi doanh nghiệp đã xác định rõ vị thế mà mình mong muốn có được trên thị trường thi sẽ không bị chệch hướng trong quá trình xây dựng thương hiệu về sau này. Ngay từ những ngày đầu tiên thành lập thương hiệu bạn cần phải tạo nên đặc trưng và lợi thế cạnh tranh để không bị lu mờ bởi vô số những doanh nghiệp khác.
Chuyên gia Cố Vấn Marketing Lương Hồ Trân nhận giải thưởng chuyên gia Marketing xuất sắc 2023
Kinh Nghiệm Thực Chiến Chuyên gia Marketing Lương Hồ Trân " Giải Pháp Toàn Diện cho Mọi Vấn Đề Marketing & Sale - Tăng Trưởng Doanh Thu Bền Vững
1. 18 năm phát triển & định vị thương hiệu
2. 15 năm kinh nghiệm Digital Marketing
3. 10 năm kinh ngghiệm giải quyết khủng hoảng truyền thông
4. 06 năm đào tạo Digital Marketing tổng thể cho CEO
5. 06 năm đào tạo đội nhóm bán hàng trên Digital Marketing
6. 02 năm Marketing Blockchain
>> tìm hiểu về chuyên chia Marketing Lương Hồ Trân
Truyền hình HTV7 phỏng vấn Chuyên Gia Marketing Lương Hồ Trân