Mô hình 4P & 7P

Marketing hỗn hợp (marketing mix) là gì?

 Thuật ngữ marketing mix – marketing hỗn hợp lần thứ nhất được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ thu thập ý tưởng bí quyết thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp.

Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng lớn. khái niệm 4P được trình bày phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học.

Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được công ty dùng để có được trọng điểm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

Vai trò của marketing mix

  • Đối với doanh nghiệp : Như đã đề cập ở trên, marketing mix giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường. Các hoạt động của marketing khi phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mỗi doanh nghiệp sẽ giúp công việc kinh doanh diễn ra trôi chảy, hạn chế được những rủi ro phát sinh, làm hài lòng khách hàng và nhờ đó đạt được lợi nhuận tối đa, phát triển kinh doanh bền vững. 
  • Đối với người tiêu dùng :Marketing mix giúp tìm kiếm và khám phá ra những nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng để sáng tạo ra nhiều loại hàng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm mang đến những lợi ích thỏa mãn hoặc hoặc thậm chí vượt quá mong đợi của họ. Sản phẩm/dịch vụ của bạn thỏa mãn người tiêu dùng khi cung cấp nhiều lợi ích hơn đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra marketing mix còn tạo cơ hội cho việc trao đổi thông tin hai chiều: khách hàng có thể bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng của bàn thân và doanh nghiệp có thể thu thập những thông tin ấy đưa ra những sản phẩm/dịch vụ tối ưu hơn
  •  Đối với xã hội: Marketing mix còn được biết đến với các vai trò quan trọng trong xã hội. Các doanh nghiệp ngày nay còn tiến hành nhiều hoạt động vì cộng đồng để làm tròn trách nhiệm với xã hội, tạo sự thiện cảm với công chúng. Marketing mix trong quá trình toàn cầu hóa còn giúp người tiêu dùng tiếp cận được nhiều hàng hóa đa dạng của nước ngoài, doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường trao đổi thương mại quốc tế. Điều này góp phần nâng cao nền kinh tế của cả đất nước, cải thiện mức sống xã hội.

 

4P trong marketing là gì?

4P trong marketing (hay còn gọi là Marketing mix hoặc marketing hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm : sản phẩm (Product ), giá thành (Price), phân phối ( Distribution), xúc tiến ( Promotion)

.

1/Product: Sản phẩm 

Sản phẩm có thể là một sản phẩm hữu hình hoặc một sản phẩm vô hình. Các sản phẩm vô hình như là những dịch vụ ở ngành du lịch hoặc khách sạn, các hoạt động tín dụng, ngân hàng…

Trước khi thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần hiểu rõ về nó. Những vấn đề mà doanh nghiệp cần phải giải đáp được là khách hàng mong muốn nhận được gì từ sản phẩm của doanh nghiệp mình? Điều gì khác biệt giữa sản phẩm của bạn với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh? Nó mang lại lợi ích như thế nào cho người tiêu dùng? Điều gì làm cho sản phẩm của bạn trở nên độc đáo… Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy hiệu quả của quảng cáo chiêu hàng.

2/Price: Giá cả

Giá cả là tất cả những chi phí mà người tiêu dùng phải chi trả để có thể sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, cho nên, việc thẩm định giá cho sản phẩm và dịch vụ vô cùng quan trọng, nếu như định một giá quá thấp thì sẽ khó để thu được lợi nhuận cao trong một thời gian, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải bán được nhiều sản phẩm, hoặc nếu như doanh nghiệp định giá quá cao sẽ làm tăng lên tính cạnh tranh giữa các đối thủ bởi khách hàng sẽ dần chuyển sang sử dụng một sản phẩm khác với mức giá hợp lý hơn.

Vậy nên, đối với mục giá cả, doanh nghiệp phải đi giải quyết các vấn đề như so sánh giá của đối thủ cạnh tranh rồi đưa ra mức giá phù hợp, liệu có nên giảm giá để có khách hàng trong thời gian đầu?...

3/Place: Phân phối

Các kênh phân phối thường là các cửa hàng và cũng có thể là các kênh phân phối online, kênh phân phối rộng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho khách hàng nhận được sản phẩm một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất.

Những vấn đề cần giải quyết ở đây là: Làm sao để khách hàng có thể mua sản phẩm của mình một cách thuận tiện nhất? Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh,...

4/Promotion: Xúc tiến

Xúc tiến được xem là một chuỗi hoạt động để giúp cho khách hàng nhận biết chính xác về các sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm quảng cáo, truyền thông, bán lẻ,...nhằm để lại ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng và giúp khách hàng ra quyết định mua. Các vấn đề cần giải quyết là nên truyền thông ở những kênh nào? Phương tiện gì? Nghiên cứu cách  truyền thông của đối thủ cạnh tranh và học hỏi.

Qua đây, chúng ta có thể thấy dựa vào mô hình Marketing 4P mà doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược và hoạch định các phương pháp giúp cho lợi nhuận được tối đa hóa và người tiêu dùng được hài lòng khi sử dụng sản phẩm.

7p trong marketing là gì?

7P Marketing Mix là một công cụ chiến lược marketing quen thuộc, và như bạn có lẽ đã biết bản rút gọn của mô hình 7P marketing mix là mô hình 4P bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (điểm bán), Promotion (Truyền thông). Nó được đánh giá là top 3 mô hình marketing truyền thống dựa theo thống kê của Smart Insights.

Mô hình 4P được thiết kế tại thời điểm bán sản phẩm mà thiếu chú trọng đến dịch vụ và vai trò của dịch vụ khách hàng trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu. Qua thời gian, Booms và Pitner thêm 3 yếu tố dịch vụ: People (con người), Physical Evidence (trải nghiệm thực tế) và Processes (quy trình) để tạo nên mô hình 7P Marketing Mix như ngày hôm nay.

Mô hình 7P được E.Jerome McCarthy phát minh và xuất bản vào năm 1960 trong cuốn Basic Marketing – A managerial Approach (Tiếp cận quản lý với marketing căn bản) dành cho việc cung cấp các dịch vụ vô hình. 7P Marketing Mix giúp công ty xem xét và xác định những yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến quy trình marketing sản phẩm.

 

5/Con người – People bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.

Đối với yếu tố con người (people), nghiên cứu kĩ lưỡng là điều rất quan trọng để khám phá liệu có đủ số lượng người trong thị trường mục tiêu của bạn đang có nhu cầu cho một số loại sản phẩm & dịch vụ nhất định hay không.

Nhân viên của công ty rất quan trọng trong việc marketing. Họ là những người cung cấp dịch vụ.

Điều quan trọng và bạn phải tuyển dụng và đào tạo đúng người dù đó là người thuộc bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, copywriter, lập trình viên,… Nhân viên được tuyển dụng và đào tạo tốt sẽ góp phần vào sự phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp tìm thấy những khách hàng thực sự tin tưởng vào các sản phẩm, khả năng cao là các nhân viên của bạn đã thực hiện công việc tốt nhất có thể.

Ngoài ra, những nhân viên tốt, cởi mở sẽ phản hồi trung thực về doanh nghiệp và đưa ra những suy nghĩ về đam mê của riêng họ. Từ đó họ cũng góp phần mở rộng và phát triển doanh nghiệp.

Đây là một bí mật, lợi ích của việc cạnh tranh nội bộ trong một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường.

xem them: https://digitalmarketingtop1.com/dich-vu-marketing-thue-ngoai/

6. Process (Quy trình)

Process – Quy trình trong marketing 7P là một trong những yếu tố quan trọng của marketing. Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có một quy trình phù hợp để giảm thiểu chi phí.

Giảm thiểu ở đây có thể là toàn bộ kênh bán hàng của bạn, hệ thống thanh toán, hệ thông phân phối và các quy trình, bước có vai trò trong việc đảm bảo doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả.

Tinh chỉnh và cải tiến quy trình có thể đến sau để giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

7. Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing)

Vì đặc thù của nhóm ngành dịch vụ là sự trừu tượng doanh nghiệp cần có các bằng chứng “hữu hình” để khách hàng dễ hình dung về dịch vụ đã cung cấp. Ngoài ra physical evidence trong 7p marketing cũng liên quan đến xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và các sản phẩm của họ được cảm nhận trên thị trường.

Nó là bằng chứng vật lý về sự hiện diện và thành lập của một doanh nghiệp. Một khái niệm về điều này là việc xây dựng thương hiệu.

Ví dụ: khi bạn nghĩ về thức ăn nhanh thì bạn sẽ nghĩ đến McDonalds. Khi bạn nghĩ về thể thao, cái tên Nike và Adidas xuất hiện trong đầu.

Bạn ngay lập tức biết chính xác sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường vì đây là người dẫn đầu thị trường và đã thiết lập một bằng chứng vật lý cũng như bằng chứng tâm lý trong marketing của họ.

Họ đã thao túng nhận thức người tiêu dùng tốt đến mức các thương hiệu của họ xuất hiện đầu tiên khi một cá nhân được yêu cầu đọc tên một thương hiệu trong lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp của họ.

Liệu chiến dịch marketing sản phẩm/ dịch vụ của bạn có đủ thu hút khách hàng? Áp dụng 4P vào trong Digital Marketing Top 1 sẽ là giải pháp hữu hiệu cho bạn lúc này. 

mo hinh 4p and 7p, So sánh mô hình 4P và 7P,Mô hình 7P trong Marketing,Mô hình 4P và 3C trong marketing,7P trong Marketing thường áp dụng cho những sản phẩm nào, mô hình p.baf trong trình bày sản phẩm,7P marketing mix,Mô hình 7P trong marketing dịch vụ,Mô hình 9P trong marketing,

 

 

 

 


 

zalo