Chạy quảng cáo Zalo

Kinh doanh online nếu chỉ phụ thuộc vào một cách thức để thực hiện Marketing quảng cáo thì khi xu hướng thị trường thay đổi, chúng ta sẽ lâm vào thế bí. Ngoài ra, nếu không liên tục tìm kiếm những cách thức khác để tìm kiếm khách hàng thì sự phụ thuộc vào duy nhất một kênh sẽ khiến bạn khốn đốn với nó. Bạn có bao giờ nghĩ rằng mình cần phải chạy quảng cáo Zalo hay chưa? Có thể bạn chưa nghĩ đến điều này vì hiện tại quảng cáo Facebook, Google Ads của bạn đang rất ổn. Tuy nhiên, nếu không làm quen với Zalo Ads, bạn có thể sẽ bỏ qua một mỏ vàng đối với thị trường của bạn.

Hay bạn đã định quảng cáo trên Zalo nhưng nghe nhiều feedback không hay về công cụ này khiến bạn từ bỏ luôn ý định? Hãy kiên nhẫn hơn một chút vì không có thành công nào dễ dàng ngay từ đầu. Và nhiều khi bạn không nhận ra rằng mình vội vàng từ chối thử các kênh khác nhưng lại nhẫn nại để Facebook hút máu năm này qua năm khác. Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về quảng cáo Zalo để bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay với một kênh marketing mới.

Hình thức chạy quảng cáo của Zalo Ads

Tại thời điểm viết bài, Zalo Ads có những hình thức quảng cáo sau đây

  • Quảng cáo form

  • Quảng cáo website

  • Quảng cáo Zalo Official Account

  • Quảng cáo Bài viết

  • Quảng cáo Album – Bài hát – Video

  • Tối ưu hóa hiển thị bài PR

  • Quảng cáo sản phẩm trên Zalo

  • Quảng cáo Video

CÁC ĐỊNH DẠNG  CHẠY QUẢNG CÁO ZALO PHỔ BIẾN

Nhằm đáp ứng nhu cầu quảng cáo của các cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp, Zalo đã đưa ra các định dạng quảng cáo sau đây phù hợp với từng mục đích riêng biệt:

Chạy Quảng cáo Zalo bằng tin nhắn

Sản phẩm của bạn sẽ được tiếp cận người dùng thông qua mục tin nhắn trên Zalo. Bạn cần phải chuẩn bị nội dung quảng cáo, nội dung này có thể là một đoạn văn bản, văn bản kết hợp hình ảnh, video … tin nhắn quảng cáo sẽ được gửi đồng loạt đến người dùng trong nhóm đối tượng mà bạn đã khoanh vùng để chạy quảng cáo. Với hình thức chạy quảng cáo zalo bằng tin nhắn thì phí quảng cáo chỉ được tính khi người dùng nhấp vào tin nhắn quảng cáo và đọc nội dung bạn muốn tiếp thị.

Hình thức quảng cáo này rất mới mẻ và chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp/ tổ chức muốn tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua những sticker thể hiện cảm xúc của người dùng được sử dụng rộng rãi trên Zalo (ví dụ sticker coca-cola, galaxy …). Mục đích bán sản phẩm chỉ là yếu tố phụ trong hình thức quảng cáo này. Vì tính chất đặc thù nên quảng cáo Zalo bằng sticker có một số lưu ý đính kèm:

– Tiều đều của sticker không được vượt quá 30 ký tự.

– Zalo chỉ cho phép sticker sử dụng định dạng ‘png’, các định dạng khác Zalo hiện tại chưa hỗ trợ.

– Kích thước cho sticker có 4 loại đó là 50×50; 130×130; 240×240; 360×360.

– Sẽ có 2 dạng sticker cho doanh nghiệp/tổ chức sử dụng là dạng sticker sound và sticker animation.


Đối với loại hình quảng cáo này, thông tin quảng cáo của bạn sẽ được xuất hiện khi người dùng lướt nhật ký (tương tự như khi bạn lướt facebook sẽ xuất hiện quảng cáo). Loại hình này khá phổ biến và có một số lưu ý sau:

– Hình đại diện quảng cáo không được vượt quá kích thước 300×300, Bắt buộc phải thuộc định dạng ‘png’.

– Banner có kích thước chuẩn là 1200×900 và 1200×675.

– Mô tả sản phẩm quảng cáo không  quá 40 ký tự.

Hướng dẫn Target khách hàng trong quảng cáo Zalo

Lựa chọn đối tượng theo nhân khẩu và sở thích trong quảng cáo Zalo

Ở tiêu chí về nhân khẩu học, nhà quảng cáo có thể lựa chọn:

  • Tình trạng hôn nhân
  • Nghề nghiệp
  • Thu nhập
  • Trình độ học vấn
  • Tình trạng con cái


Còn ở tiêu chí về sở thích, có các mục sau

  • Sức khỏe
  • Thời trang, làm đẹp
  • Mua sắm
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Phương tiện di chuyển
  • Gia đình
  • Thể thao & Fitness
  • Sở thích & Hoạt động
  • Ẩm thực
  • Nhà cửa & Nội ngoại thất
  • Tài chính – Kinh doanh
  • Giáo dục
  • Bất động sản

Người dùng khi sử dụng mạng xã hội sẽ được theo dõi và ghi lại những hành vi, kể cả những trao đổi để làm đầy đủ thêm hồ sơ.

Đây là đặc điểm mới cập nhật của quảng cáo Zalo với mục tiêu gia tăng hiệu quả quảng cáo. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thể khẳng định những tiêu chí này có chính xác hay không, có giúp ích được nhiều cho nhà quảng cáo hay không? Điều này cần trải nghiệm để đánh giá.

Về cơ bản, có thể có một số suy đoán như sau: vì người dùng Zalo chưa có nhiều hoạt động trên mạng này nên hồ sơ của họ chưa thực sự đầy đủ và chính xác, có thể sẽ có những thông tin được trích ra từ các cuộc hội thoại để xếp loại người dùng vào các nhóm.

Nhưng thay đổi này cũng là một dấu hiệu tốt và hứa hẹn cho những nhà quảng cáo. Và cũng là một điều đáng để mong đợi.

 

Một số mẹo để chạy quảng cáo Zalo một cách hiệu quả:

Hãy Scan mã QR code để tăng tương tác cho page cũng như quảng cáo:
Sử dụng mã Scan QR Code là cách đơn giản để khách hàng có thể tìm đến page và tăng tương tác cho doanh nghiệp . Zalo sẽ cấp cho mỗi tài khoản một mã QR duy nhất, bạn có thể in các mã trên các sản phẩm của bạn và chia sẻ nó trên các trang MXH khác.

Chia sẻ lên Nhật ký cá nhân Zalo của bạn và các kênh MXH khác :
Bạn cần lấy mã địa chỉ của tài khoản sau đó chia sẻ lên Nhật ký cá nhân của tài khoản quản trị hay nhờ bạn bè chia sẻ. Nếu bạn có các kênh MXH khác như: Fanpage Facebook, G+, Twitter… cũng sẽ là nơi thu hút rất nhiều lượng quan tâm.

Hãy Đăng kí địa điểm cho doanh nghiệp/cửa hàng của bạn:
Đây là hành động giúp khách hàng sẽ giúp khách hàng xung quanh tìm đến bạn thông qua chức năng tìm kiếm cửa hàng quanh đây.

zalo